Thứ sáu, 19/04/2024 08:25 (GMT+7)

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 25/9/2018

MTĐT -  Thứ ba, 25/09/2018 14:58 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất hôm nay 25/9/2018, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất của Hà Nội ngày 25/9 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

Hà Nội tính mặc ‘đồng phục’ cho 500 trụ sở xã, phường

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến của của thành phố Hà Nội (24/9), ông Lê Văn Dực, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, cơ quan chuyên môn đang tổng hợp ý kiến các quận, huyện về phương án thiết kế mẫu trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Theo đó, phương án này đã được xin ý kiến tại cuộc họp UBND cuối năm 2017. Sau đó, Sở Quy hoạch Kiến trúc tiếp tục gửi công văn xin ý kiến UBND các quận, huyện.

Một phương án kiến trúc trụ sở phường được đưa ra lấy ý kiến.

GĐ Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, cơ quan chuyên môn đang tổng hợp ý kiến đóng góp của các quận, huyện về phương án thiết kế mẫu trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo Sở KH-ĐT, 483 trụ sở có thể áp dụng thiết kế mẫu khi đầu tư xây dựng. Trong đó có 75 trụ sở cần xây mới, 136 công trình phải cải tạo bổ sung quy mô hoặc xây mới một số hạng mục, 118 công trình đã được xây dựng, chỉ cần cải tạo, sửa chữa.

Trong phương án được lấy ý kiến này, đơn vị tư vấn cũng đề nghị các trụ sở cần thống nhất hình ảnh nhận diện về trụ sở sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã như:  hình khối ngôn ngữ kiến trúc; bố cục; vật liệu xây dựng hoàn thiện và màu sắc.

Kèm với đó, đơn vị tư vấn cũng đề xuất diện tích đất phù hợp để xây dựng trụ sở chính quyền cấp xã, theo các khu vực:

Cụ thể, đối với khu vực đô thị trung tâm, diện tích đất xây dựng tối thiểu 300 m2, mật độ xây dựng tối đa 70%, tầng cao tối đa là 6 (kể cả tầng trệt để xe nếu có) theo quy hoạch khu vực cho phép; diện tích tối đa 2.000 m2. 

Với khu vực đô thị trung tâm mở rộng, đô thị vệ tinh, thị trấn mật độ dân cư cao, ngưỡng diện tích đất phù hợp khoảng 880 m đến 3.900 m2, mật độ xây dựng 40%, tầng cao tối đa là 5. 

Khu vực các xã và thị trấn mật độ dân cư thấp, diện tích đất phù hợp khoảng 1.530 đến 4.100 m2, mật độ xây dựng 25-30%, cao không quá 3 tầng.

Liên quan đến vấn đề này, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cho biết, tổng số trụ sở có thể áp dụng thiết kế mẫu là 483. Trong đó có 75 trụ sở cần xây mới, 136 công trình phải cải tạo bổ sung quy mô hoặc xây mới một số hạng mục, 118 công trình đã được xây dựng, chỉ cần cải tạo, sửa chữa.

Hà Nội hiện nay có 584 trụ sở (386 công trình ở xã, 177 ở phường và 21 ở thị trấn). Giai đoạn 2011-2015 các quận, huyện đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp 290 trụ sở cấp xã, với tổng mức vốn bố trí trên 1.600 tỷ đồng.

Hiện thành phố còn 7 xã, phường phải thuê trụ sở.

Hà Nội công bố 92 dự án bất động sản thế chấp ngân hàng

Tin tức trên Kinh tế & Đô thị, công ty CP đầu tư Hải Phát, Công ty CP đầu tư và Thương mại Thủ đô, Công ty TNHH Phát triển Bắc Sơn… và hàng loạt “ông lớn” bất động sản (BĐS) khác đang thế chấp quyền sử dụng đất, và tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với đất cho ngân hàng.

Trung tuần tháng 8 vừa qua, Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội phát đi danh sách 92 dự án BĐS đang thế chấp, vay vốn ngân hàng. Đặc biệt, trong đó, có rất nhiều “ông lớn” BĐS từng gây tiếng vang trong giới đầu tư địa ốc. Thậm chí, còn có tình trạng cả công ty mẹ lẫn công ty con khi triển khai dự án BĐS đều thế chấp tài sản gắn liền với đất cho ngân hàng.

59 căn nhà ở thấp, tại dự án Hải Phát Plaza (Nam Từ Liêm) đang được thế chấp tài sản gắn liến với đất.

Đơn cử như, Công ty CP đầu tư Hải Phát đã thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là công trình hỗn hợp cao tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza thuộc phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm.

Đáng chú ý, Công ty CP Công Đà 1.01 và Công ty CP Ecoland còn thế chấp bằng tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai là Dự án Khu nhà ở cao tầng kết hợp dịch vụ thương mại Eco Lakeview, số 32 Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội (không bao gồm phần tài sản là 8.609m2 sàn và các lợi ích khác của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam).

Riêng, Công ty CP và thương mại Thủ Đô thế chấp dự án xây dựng khu nhà ở CT1 Phúc Lợi (Ecohome Phúc Lợi), quận Long Biên. Tài sản thế chấp tại dự án này đến ngày 7/7/2018 còn lại 87/680 căn hộ.

Một chủ đầu tư “mới nổi” là Công ty CP xây dựng và Kỹ thuật Việt Nam cũng đã thế chấp quyền sử đụng đất tại lô CHC1 khu D6,9, dự án đấu giá quyền sử dụng đất, phường Phú Thượng và Xuân La, quận Tây Hồ.

Tương tự dự án Pandora, số 53, phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, quận Thanh Xuân - tác phẩm đầu tay của Công ty TNHH Liên doanh ô tô Hòa Bình (có “dớp” trầy trượt nhiều năm vì chậm tiến độ) cũng đang trong tình trạng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại khu nhà ở thấp tầng thuộc dự án tổ hợp công trình hỗn hợp Pandora.

Ngoài ra, một số dự án đang được chú ý như chung cư 70 Nguyễn Đức Cảnh do Công ty CP Vận tải và dịch vụ thương mại Hà Nội là chủ đầu tư; dự án tòa nhà hỗn hợp thương mại và nhà ở chung cư Tecco do Công ty CP Tập đoàn Tecco làm chủ đầu tư; dự án The Garden Hill tại số 99 Trần Bình do Công ty TNHH Đức Phương làm chủ đầu tư... cũng đang được thế chấp tại ngân hàng.

Trước đó, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng từng công bố các dự án BĐS tại Hà Nội, và một số TP lớn đang được thế chấp tại công ty này.

Hà Nội xử lý 89 thanh tra xây dựng vi phạm trong 4 năm

Ngày 24/9, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết 8 tháng năm 2018, lực lượng chức năng các cấp của Hà Nội tiến hành kiểm tra 100% các công trình xây dựng (15.299 công trình) và lập hồ sơ vi phạm 824 trường hợp (tương đương 5,39%), giảm 867 trường hợp.

Lãnh đạo Sở Xây dựng cũng cho biết, từ tháng 3/2014 đến 5/2018, nhiều Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã của Hà Nội đã tiến hành xem xét trách nhiệm của các cá nhân, tập thể. Đồng thời kỷ luật đối với 89 cán bộ công chức, viên chức thuộc thanh tra xây dựng có vi phạm.

Công trình "khủng" sai phép tại số 32,32B Cát Linh (phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội), hiện đang có đơn kiến nghị đề nghị xử lý dứt điểm vi phạm của hộ dân liền kề

Liên quan đến việc xử lý cán bộ công chức, viên chức thuộc thanh tra xây dựng có vi phạm, trước đấy  Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có văn bản gửi HĐND TP báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện kết luận tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 5 HĐND TP. Đề cập về việc thanh tra công vụ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra vi phạm trật tự xây dựng gây bức xúc, lãnh đạo Thành phố cho biết, từ tháng 10/2017 đến tháng 5/2018 (tức là trong 7 tháng gần đây-PV), Sở Xây dựng đã thành lập các Hội đồng kỷ luật xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân Thanh tra xây dựng có khuyết điểm trong quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn được giao phụ trách.

Cụ thể, lãnh đạo Sở Xây dựng đã ban hành 1 quyết định, đồng thời chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở ban hành 33 quyết định để kỷ luật đối với các cá nhân có khuyết điểm. Trong đó, khiển trách 29 trường hợp, cảnh cáo 5 trường hợp. Đồng thời yêu cầu 9 tập thể phải nghiêm túc tổ chức rút kinh nghiệm trong toàn đơn vị về các tồn tại, hạn chế của đơn vị.

Đáng chú ý trong số 34 cá nhân bị áp dụng hình thức kỷ luật, có 10 cá nhân hiện đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bao gồm: 1 Phó Chánh Thanh tra Sở, 3 Đội trưởng và 6 Đội phó Thanh tra xây dựng các quận, huyện). Cụ thể, 10 cán lãnh đạo Thanh tra xây dựng bị kỷ luật gồm: 1 Phó Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; Đội trưởng Thanh tra xây dựng quận Nam Từ Liêm; quận Long Biên; Đội trưởng Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì.

Ngoài ra, có 6 lãnh đạo là Đội phó các đội Thanh tra xây dựng bị kỷ luật gồm: 2 đội phó Thanh tra xây dựng quận Hoàng Mai; 1 đội phó Thanh tra xây dựng huyện Thanh Trì; 3 phó Thanh tra xây dựng quận Hà Đông. “Theo các quyết định kỷ luật, các cán bộ, lãnh đạo Thanh tra xây dựng thi hành hình thức kỷ luật trong 12 tháng”, vị lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng nói.

Con số gây sốc, rác thải tại Hà Nội lên đến 6.000 tấn/ngày

Theo con số thống kê, tổng lượng rác thải tại Hà Nội đã lên đến 6.000 tấn/ngày, gây ô nhiễm môi trường.

 Rác thải luôn là một vấn đề nức nối và bài toán khó giải đáp đối với Hà Nội. Theo các con số thống kê, lượng rác của Hà Nội mỗi ngày chuyển lên Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn luôn ở trên mức 4.000 tấn, có thời điểm lên tới 6.000 tấn. Lượng rác thải tại Hà Nội tập trung đủ loại từ rác thải sinh hoạt, rác thải xây dựng...

Rác thải tràn ngập đường phố Hà Nội (Ảnh: Vietnamnet).

Điều đáng nói, lượng rác nhiều với cách xử lý thủ công (chôn lấp) đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề, ảnh hưởng đến các khu vực dân cư xung quanh bãi rác.

Tại Khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn đã có nhà máy đốt rác Nedo được xây dựng theo công nghệ Nhật Bản, tuy nhiên công suất đốt rác chỉ đạt 75 tấn mỗi ngày/đêm. Điều này đồng nghĩa với việc không thể xử lý hết số lượng rác thải lên đến hàng nghìn tấn mỗi ngày.

Được biết, quy trình xử lý rác hiện nay vẫn là biện pháp truyền thống bằng chôn lấp. Trong đó, 95% rác thải được chôn lấp ở các bãi chứa thải.

Thực tế cho thấy, phương pháp này đơn giản đỡ tốn kém nhưng hao tốn tài nguyên đất kéo theo hệ lụy ô nhiễm môi trường ở cả không khí lẫn nguồn nước.

Trong rác thải số chất thải rắn sinh hoạt chiếm tới 60% càng khiến cho việc xử lý rác thải thêm khó khăn. Đặc biệt việc phân loại từ nguồn rác thải ban đầu không được làm nên rất khó khăn trong khâu xử lý.

Cuối năm 2017, UBND Hà Nội đã chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác Sóc Sơn với nguồn vốn đầu tư dự kiến hơn 7.000 tỷ đồng.

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đi xe máy vào Đại lộ Thăng Long

Sáng 25/9, trả lời PV VTC News dau phản ánh của VTC News về việc hàng nghìn xe máy ngày ngày đi vào làn đường chỉ dành riêng cho ô tô trên Đại lộ Thăng Long,, lãnh đạo thanh tra Sở GTVT Hà Nội xác nhận tình trạng trên và cho biết, đơn vị đã giao các đội thanh tra quận, huyện gồm Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai phối hợp xử lý người vi phạm gây mất trật tự an toàn giao thông.

Hàng trăm, hàng nghìn xe máy ngày ngày đi vào làn đường chỉ dành riêng cho ô tô trên Đại lộ Thăng Long  gây mất trật tự an toàn giao thông.

Vị này cũng cho biết, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội đã đốc thúc các đơn vị kiểm tra, xử lý nghiêm và tổng hợp báo cáo đúng thời hạn mà Ban an toàn giao thông Hà Nội chỉ đạo.

Ngày 14/9, Báo điện tử VTC News có đăng tải video Đại loạn nơi luật pháp không tồn tại, kẻ vi phạm hành xử theo bản năng gốc, ghi lại hình ảnh hàng trăm xe máy vô tư đi vào làn đường chỉ dành riêng cho ô tô trên Đại lộ Thăng Long mà không bị các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý.

Trong nhiều ngày theo dõi ghi hình, nhóm phóng viên VTC News ghi được không ít những hình ảnh mà những người vi phạm luôn tỏ ra trâng tráo, bất chấp luật lệ, vô tư làm loạn đại lộ nghìn tỷ đồng của Thủ đô.

Đáng chú ý, việc xe máy đi vào đường cấm diễn ra trong suốt thời gian dài nhưng không bị xử lý kiên quyết khiến cho nhiều người lái ô tô đi trên Đại lộ Thăng Long không khỏi thất kinh.

Bạn đang đọc bài viết Tin tức Hà Nội mới nhất, nóng nhất 24h hôm nay 25/9/2018. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

T.Anh (TH)

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.