Thứ sáu, 29/03/2024 22:31 (GMT+7)

Dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu lây lan nhanh chóng ở phía Bắc

MTĐT -  Thứ hai, 04/03/2019 10:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Chỉ trong vòng hơn một tháng, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở 7 tỉnh, thành phố phía Bắc và đang có dấu hiệu lây lan nhanh. Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy đã lên tới trên 4.200 con lợn.

Lây lan nhanh

Sáng 4/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến triển khai giải pháp cấp bách khống chế dịch tả lợn châu Phi”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội nghị.

Từ đầu tháng 2/2019, dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) được phát hiện tại tỉnh Hưng Yên, chỉ sau hơn một tháng, dịch đã lan tới 7 tỉnh, thành phố ở phía Bắc.

Tính tới ngày 3/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương). Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn.

Tại thành phố Hà Nội, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 1 hộ chăn nuôi lợn rừng tại khu Đầm Lấm, Phường Ngọc Thụy, Long Biên. Toàn bộ 25 con lợn rừng nuôi dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn.

“Hội nghị trực tuyến triển khai giải pháp cấp bách khống chế Dịch tả lợn châu Phi”. Ảnh: H.V.

Về vi rút DTLCP, Cục Thú y cho biết, đã giải trình tự gen của virus DTLCP gây bệnh trên lợn tại Việt Nam, kết quả cho thấy giống 100% chủng virus DTLCP gây bệnh trên lợn tại Trung Quốc.

Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới với chiều dài trên 1.000 km, có nhiều cửa khẩu, hàng trăm đường mòn, lối mở và các hoạt động của cư dân biên giới, chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, phương tiện qua lại... có khả năng là đường xâm nhập của virus này. Lượng xe cộ, phương tiện vận chuyển cũng được người dân Việt Nam và các nước sử dụng nhiều cũng rất có thể mang theo mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam. Ngoài ra, lượng khách đi du lịch từ các nước qua đường bộ, đường hàng không và đường biển vào Việt Nam rất lớn, nhất là khách từ các nước châu Á thường có thói quen mang theo thực phẩm có chứa thịt lợn nên có thể đưa mầm bệnh DTLCP vào Việt Nam (tương tự như đã phát hiện tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan...).

“Ở nước ta hiện nay phần lớn vẫn là chăn nuôi nhỏ lẻ, mật độ chăn nuôi cao, các hộ chăn nuôi lợn đan xen trong các khu dân cư và các hộ chăn nuôi này khó hoặc không thường xuyên thực hiện đầy đủ các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Tình trạng sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh”, Thứ trương Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận định.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, một trong những nguyên nhân lây lan là hoạt động thương mại, giết mổ lợn trong nước tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán, việc buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn bệnh, lợn nghi bệnh, lợn chết từ các địa phương có dịch bệnh sang các địa phương chưa có dịch bệnh.

Tăng cường giám sát

Theo Cục Thú y, nghiên cứu dịch tễ của 68 ổ dịch ở Trung Quốc đã chỉ ra 3 nguyên nhân chính làm bệnh DTLCP lây lan, bao gồm: 46% là do phương tiện vận chuyển và do con người không thực hiện vệ sinh, phun thuốc khử trùng tiêu độc; 34% là do sử dụng thức ăn thừa và 19% là do vận chuyển lợn sống và các sản phẩm của lợn giữa các vùng.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trực tiếp đến Thành phố Hải Phòng để kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch DTLCP. Ảnh: K.L.

Bên cạnh đó, hiện nay, thời tiết tại các tỉnh phía Bắc biến đổi bất lợi, rét và mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan. Trong khi hiện nay chưa có vắc xin và thuốc điều trị được bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trước dịch bệnh nguy hiểm, để không chế dịch lây lan, Bộ NN&PTNT đã thành lập nhiều Đoàn công tác liên ngành để đi ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi.

Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn đến các địa phương trọng điểm: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai để phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện các biện phòng, ngăn chặn dịch bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn đến các địa phương trọng điểm (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bính, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam) kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc việc thực hiện các biện phòng, ngăn chặn dịch bệnh DTLCP xâm nhiễm vào Việt Nam.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trược tiếp đến 7/7 tỉnh, thành phố có bệnh DTLCP để chỉ đạo quyết liệt việc xử lý, tiêu hủy toàn bộ số lợn các hộ dương tính, đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh khi có các ổ dịch xảy ra tại các địa phương.

Mới nhất là ngày 2/3/2019, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã trực tiếp đến thành phố Hải Phòng để kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch DTLCP.

Theo đó, tất cả số lợn bị mắc bệnh DTLCP sẽ được tiêu hủy bằng phương pháp chôn sâu 3 - 4m, bổ sung hóa chất sát trùng, vôi củ, vôi bột chuồng trại, khu chăn nuôi và các khu vực lân cận.

Theo báo Tin tức

Bạn đang đọc bài viết Dịch tả lợn châu Phi có dấu hiệu lây lan nhanh chóng ở phía Bắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc bị bắt
Ngày 28/3, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với ông Phạm Hoàng Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn.
Đắk Nông nhận Huân chương Độc lập hạng nhất
Tối 23/3, tại thành phố Gia Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004 - 1/1/2024) gắn với kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng Gia Nghĩa (23/3/1975 - 23/3/2024).
Ông Trần Hoàng Tuấn điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã họp và kết luận giao ông Trần Hoàng Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chịu trách nhiệm điều hành UBND tỉnh Quảng Ngãi cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh.

Tin mới