Thứ bảy, 20/04/2024 19:38 (GMT+7)

Bộ Tài chính lý giải việc tăng thuế môi trường xăng dầu

MTĐT -  Thứ sáu, 09/06/2017 08:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.

Trong đó, đề xuất khung thuế bảo vệ môi trường lên 3.000 - 8.000 đồng/lít đang nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Sau nhiều lần giải thích qua lại, mới đây, Bộ Tài chính lại tiếp tục có những phản hồi trước một số phản ánh về Dự án Luật đang gây nhiều tranh cãi này.
Vì sao tăng?
Theo Dự thảo, khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn từ mức 1.000 – 4.000 đồng (hiện nay) được đề nghị điều chỉnh theo hướng tăng mức thuế tối đa bằng 2 lần mức thuế tối đa trong khung thuế hiện nay (lên mức 8.000 đồng/lít). Riêng đối với dầu hỏa, đề nghị giữ khung thuế bảo vệ môi trường như hiện nay (300 – 2.000 đồng/lít). Các mặt hàng túi ni lông, hóa chất sử dụng trong công nghiệp làm lành được đề nghị điều chỉnh tăng trong khi giữ nguyên khung thuế bảo vệ môi trường với các loại than đá, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối và thuốc bảo quản lâm sản.
Trước các ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nếu chỉ nhằm bù đắp thuế nhập khẩu cắt giảm theo các cam kết quốc tế là chưa thuyết phục, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia 11 Hiệp định thương mại tự do. Theo cam kết, Việt Namphải thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu. Mặt khác, giá bán lẻ xăng dầu ở ViệtNamcơ bản đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới nói riêng và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN. Tỷ lệ thuế (gồm: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng) trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp (37,24% đối với xăng; 21,14% đối với dầu diesel; 11,5% đối với dầu hỏa; và 18,4% đối với mazút) so với nhiều nước (Hàn Quốc là 70,3%; Campuchia khoảng 40%; Lào khoảng 56%).
Khi đề xuất mức thuế bảo vệ môi trường, Bộ này cũng sẽ có các đánh giá tác động của việc điều chỉnh mức thuế đến nền kinh tế trong nước để đảm bảo cùng với các giải pháp cải cách hành chính sẽ không làm giảm sức cạnh tranh của DN ViệtNam.
Ba cơ sở để điều chỉnh
Đưa ra lập luận về cơ sở để đề xuất điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như trên, Bộ Tài chính đưa ra ba cơ sở. Thứ nhất, xăng dầu là sản phẩm chứa các chất hóa học, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ở diện rộng. Các nước trên thế giới đã đưa xăng dầu vào đối tượng thu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhằm mục đích bảo vệ môi trường với các tên gọi khác nhau như: Thuế nhiên liệu, thuế năng lượng, thuế phương tiện… Thứ hai, theo Luật Thuế bảo vệ môi trường hiện hành thì xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế với khung thuế từ 1.000 - 4.000 đồng/lít. Mức thuế hiện hành đối với xăng là 3.000 đồng/lít (gần bằng mức tối đa trong khung thuế). Riêng đối với nhiên liệu bay là 3.000 đồng/lít (đã bằng mức tối đa trong khung thuế). Với mức này, theo Bộ Tài chính, trường hợp cần thiết phải điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường cụ thể đối với xăng dầu để ứng phí kịp thời với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ là rất khó. Đặc biệt, trong điều kiện phải cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế và giá xăng dầu của ViệtNam, đang thấp hơn các nước có chung đường biên giới nói riêng, cũng như nhiều nước khác trong khu vực ASEAN. “Dựa trên xem xét tổng thể nhiều yếu tố, Bộ Tài chính đã đề xuất điều chỉnh nâng khung thuế bảo vệ môi trường từ 1.000 - 4.000 đồng/lít (theo hiện hành) lên 3.000 - 8.000 đồng/lít”- đại diện Bộ Tài chính cho hay.
Nguyên nhân thứ ba, theo Bộ Tài chính, việc đề xuất điều chỉnh khung thuế đối với xăng dầu nhằm chủ động ứng phó với diễn biến giá dầu trên thị trường thế giới, đảm bảo lợi ích quốc gia trong điều kiện hội nhập sâu khi thực hiện cắt giảm dần thuế nhập khẩu theo các cam kết quốc tế. Cùng với đó, đảm bảo tính ổn định của Luật, trình Ủy ban thường vụ Quốc hội kịp thời điều chỉnh mức thuế cụ thể trong khung quy định mà Quốc hội đã giao trong trường hợp giá dầu thế giới có biến động lớn. “Việc điều chỉnh khung thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu cũng nhằm tránh chênh lệch nhiều về giá bán mặt hàng này của ViệtNamvới các nước có chung đường biên giới”- văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ.
Bộ Tài chính dẫn thông tin từ bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 8/5 cho biết, giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đang ở mức thấp, trong 170 nước, Việt Nam đứng thứ 44 từ thấp đến cao, nghĩa là có 126 nước có giá bán lẻ xăng dầu cao hơn Việt Nam, trong đó Philippines đứng thứ 60, Campuchia đứng thứ 61, Thái Lan đứng thứ 82, Lào đứng thứ 93.

Theo Kinh tế Đô thị

Bạn đang đọc bài viết Bộ Tài chính lý giải việc tăng thuế môi trường xăng dầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất