Thứ sáu, 26/04/2024 05:19 (GMT+7)

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/6/2020

MTĐT -  Chủ nhật, 28/06/2020 10:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/6/2020. Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 28/6/2020

Lần đầu tiên, TP.HCM tổ chức đối thoại về văn hóa

Chiều nay (27/6), Thành uỷ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận tổ quốc UViệt Nam TP.HCM tổ chức Hội nghị Đối thoại văn hoá lần thứ nhất với chủ đề “Giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, hướng tới xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố Văn hóa”.

Tham dự cuộc đối thoại có ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TPHCM; đại diện các sở, ngành, các nhà nghiên cứu, văn nghệ sỹ…

Đối thoại Văn hóa là diễn đàn trao đổi, bàn luận những vấn đề cốt lõi về thực trạng của các mặt đời sống đang tác động đến môi trường văn hóa, đến đời sống của người dân thành phố. Qua đó thông tin những chủ trương, chính sách của thành phố và lắng nghe những ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, người dân nhằm làm rõ những nội dung liên quan.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, mỗi người Việt Nam luôn tự hào vì đã bảo vệ đất nước trước những thế lực mạnh hơn nhiều, chống chọi với thiên tai mà đằng sau đó chính là sức mạnh văn hoá. TP. HCM luôn coi văn hoá là nguồn lực để phát triển thành phố, xây dựng thành phố thông minh, phát triển nhanh, bền vững, giữ vững vai trò đầu tàu của cả nước. TP. HCM sẽ tổ chức đối thoại văn hoá định kỳ để người dân, chuyên gia văn hoá, người làm nghệ thuật, người Việt Nam ở nước ngoài, thậm chí người nước ngoài có thể trao đổi về văn hoá.

Bí thư Thành uỷ TP. HCM Nguyễn Thiện Nhân chủ trì đối thoại.J

Bí thư Thành uỷ Nguyễn Thiện Nhân cho biết, trong 6 giải pháp phát triển thành phố 5 đến 10 năm tới có giải pháp phát triển văn hoá-xã hội đồng bộ với phát triển kinh tế; trong đó có chương trình đột phá phát triển nhân lực văn hoá TP. HCM. Cụ thể, năm 2020 đã được chọn chủ đề là đẩy mạnh văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

Phân tích thêm về tầm quan trọng của nền tảng văn hóa, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Huỳnh Quốc Thắng, nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hoá – Nghệ thuật TP. HCM cho rằng, tính cách con người Sài Gòn, mở rộng ra là tính cách của người Nam Bộ và cả dân tộc Việt Nam là nhân văn, thượng võ,…Nhờ đó đã giúp đất nước vượt qua mọi khó khăn, thiên tai, dịch bệnh… và thực tế chống dịch Covid-19 vừa qua là minh chứng rõ ràng.

Theo bà Tô Thị Bích Châu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam-TP.HCM, trong đợt dịch bệnh Covid-19 vừa qua đã thấy rõ tấm lòng của người dân thành phố, hết lòng ủng hộ công tác chống dịch, với số tiền lên đến 200 tỷ đồng, lớn nhất từ trước đến nay.

Nhiều đại biểu cho rằng, phải lấy con người và văn hoá làm trung tâm để phát triển, bởi nếu văn hoá không theo kịp phát triển kinh tế sẽ tạo ra nhiều hệ luỵ trong xã hội; nhất là chú trọng đến giáo dục, phát huy các giá trị tốt đẹp của con người ở mọi lứa tuổi.

Kết luận buổi đối thoại, ông Nguyễn Thiện Nhân cho rằng phát huy văn hoá là vì tương lai của dân tộc và đầu tư cho văn hoá là hướng đầu tư có lợi ích lâu dài: “Duy trì văn hoá, phát huy văn hoá là vì tương lai của đất nước và dân tộc. Theo tôi nếu coi văn hoá là nền tảng thì phải dành tỷ lệ cố định cho văn hoá. Nhu cầu lớn lắm nhưng phải có tỷ lệ cố định, còn nếu chưa chắc chắn thì dành ít, sau thấy hiệu quả thì tăng dần lên. Suy cho cùng đầu tư cho văn hoá là đầu tư lâu dài đem lại hiệu quả cao, không ngại không hiệu quả. Điều này tránh được suy thoái của dân tộc về văn hoá”.

Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày ký Hiến chương Liên Hợp Quốc

Năm nay, buổi lễ kỷ niệm diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, thế giới bất ổn vì chiến tranh, phân biệt chủng tộc. Trong thông điệp của mình, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres cho rằng, Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua 75 năm trước vẫn là đá thử vàng cho một thế giới bị sa lầy trong những thách thức lớn.

Trong thông điệp đánh dấu kỷ niệm 75 năm thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres nói rằng, Liên Hợp Quốc tồn tại để phục vụ và vì lợi ích của tất cả mọi người dân trên thế giới: "Hiến chương đã được thông qua khi Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc. Lễ kỷ niệm năm nay diễn ra khi áp lực toàn cầu đang tăng lên. Hiến chương mang đến hy vọng cho một thế giới bị hủy hoại, một thế giới bị sa lầy trong đại dịch, bị xâu xé bởi sự phân biệt đối xử, bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu và nghèo đói, bất bình đẳng và chiến tranh”.

Một phiên họp cấp cao của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ảnh: UN Photo.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc khuyến khích cộng đồng quốc tế thể hiện "chủ nghĩa anh hùng và tinh thần đoàn kết" trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19; kêu gọi thế giới tăng cường hợp tác đa phương, cho rằng hướng tiếp cận toàn cầu là vũ khí chính để đẩy lùi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) Muhammad-Bande cho biết, lễ kỷ niệm 75 năm Ngày ký Hiến chương Liên Hợp Quốc diễn ra khi nhiều người phải chịu tổn thất lớn do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thế giới có đủ sức mạnh đến từ sự đoàn kết.

"Đây là thời điểm tính toán cho hành tinh và tương lai chung của chúng ta. Đây là thời gian cho hành động, tham vọng và hợp tác. Chúng ta là các dân tộc, là các quốc gia đoàn kết, được đưa lối bởi các nguyên tắc của Hiến chương”, Chủ tịch Muhammad-Bande nói.

Trong suốt 75 năm qua, Liên Hợp Quốc luôn giữ vai trò hàng đầu trong các nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết các cuộc xung đột, góp phần to lớn vào việc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, duy trì hòa bình và xây dựng một thế giới phát triển, ấm no và hạnh phúc.

Năm nay, Liên Hợp Quốc đã chứng minh vai trò trong phản ứng với đại dịch Covid-19, vận chuyển 250 triệu thiết bị bảo hộ cá nhân tới hơn 130 quốc gia, hỗ trợ đảm bảo giáo dục trẻ nhỏ và các nhu cầu của nhiều gia đình cũng như những nhân viên chăm sóc sức khỏe. Chuỗi cung ứng của Liên Hợp Quốc cũng phát huy vai trò quan trọng trong luân chuyển hàng hóa y tế trên toàn cầu khi đại dịch lan rộng./.

Singapore và Malaysia mở lại đường biên cho đi lại thiết yếu

Thông báo của Bộ Ngoại giao nước này cho biết, quyết định mở cửa đường biên với một số nhóm đối tượng nhất định được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Lý Hiển Long và người đồng cấp Malaysia, ông Muhyiddin Yassin ngày 26/6.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí thiết lập “Làn xanh có đi có lại” (RGL) phục vụ đi lại vì mục đích công vụ, kinh doanh và Thỏa thuận Đi lại Định kỳ (PCA) nhằm giúp công dân hai nước có thẻ nhập cư dài hạn được phép về thăm nhà trong thời gian ngắn.

Người dân đeo khẩu trang phòng chống dịch Covid-19.

Bộ Ngoại giao Singapore cho biết, những công dân này sẽ được về nhà nghỉ phép ngắn ngày sau khi có ít nhất 3 tháng liên tục làm việc tại Singapore hoặc Malaysia. Sau khi kết thúc kỳ nghỉ, họ sẽ được phép nhập cảnh trở lại quốc gia nơi họ làm việc.

Các cơ quan chức năng hai bên hiện vẫn đang tiếp tục thảo luận về các biện pháp cụ thể để triển khai RGL và PCA, nhất là các biện pháp bảo đảm y tế, phòng chống lây nhiễm trên cơ sở nguồn lực hiện có của hai nước.

Singapore ngày 27/6 ghi nhận 291 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 11 ca lây nhiễm trong cộng đồng và số còn lại tại các khu nhà lao động, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 43.246 ca. Tính tới hết ngày 26/6, Singapore đã có 36.814 ca xuất viện.

Ireland: Lãnh đạo đảng Fianna Fail trở thành tân Thủ tướng, chấm dứt bế tắc chính trị

Ngày 27/6, Lãnh đạo đảng Fianna Fail, ông Micheal Martin đã được bầu chọn là Thủ tướng mới của Ireland, thay thế ông Leo Varadkar.

Việc bầu chọn ông Martin diễn ra sau các cuộc đàm phán kéo dài nhiều tháng giữa đảng Fine Gael và đảng Xanh, nhằm đạt được một thỏa thuận sau các cuộc bầu cử hồi tháng 2 vừa qua, trước sự tấn công mạnh mẽ của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Trước đó, ngày 20/2 vừa qua, Thủ tướng Leo Varadkar đã từ chức, song tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo tạm quyền, trong bối cảnh tiến trình đàm phán thành lập chính phủ liên minh giữa 3 chính đảng lớn của nước này bế tắc sau một cuộc bầu cử chưa ngã ngũ.

Tân Thủ tướng Ireland Micheal Martin. (Nguồn: PA)

Kết quả này đúng theo thỏa thuận mà 3 đảng phái chính trị ở CH Ireland gồm Fianna Fail, Fine Gael và đảng Xanh đạt được hôm 15/6 để thành lập liên minh cầm quyền mới, giúp chấm dứt bế tắc chính trị đã kéo dài nhiều tháng qua tại quốc gia này.

Theo thỏa thuận nói trên, lãnh đạo đảng Fianna Fail - Michel Martin sẽ là Thủ tướng mới của Ireland. Trong khi đó, lãnh đạo của đảng Fine Gael, đương kim Thủ tướng Varadkar dự kiến sẽ trở lại vị trí này vào năm 2022, trong nửa sau nhiệm kỳ của chính phủ mới.

Ireland rơi vào bế tắc chính trị kể từ sau cuộc bầu cử hôm 8/2 chứng kiến hai đảng Fine Gael và Fianna Fail, vốn là hai đảng kình địch lâu đời tại Ireland, bám đuổi nhau sít sao nhưng không đảng nào giành đủ đa số ghế trong cơ quan lập pháp để tự thành lập chính phủ.

Cụ thể, đảng Fianna Fail đã dẫn đầu với 38 trong tổng số 160 ghế giành được tại Hạ viện Ireland, tiếp sau đó là đảng Sinn Fein giành được 37 ghế và đảng Fine Gael cầm quyền của Thủ tướng Varadkar với 35 ghế. Hai đảng này cần thêm sự ủng hộ của đảng Xanh để đạt đa số ghế trong Quốc hội.

Các đảng phái muốn chính phủ mới được thành lập trước cuối tháng 6 để Quốc hội có thể tập trung thảo luận và thông qua các dự luật mới, trong đó có gói hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với đại dịch Covid-19 trị giá 6,5 tỷ USD hiện vẫn đang chờ Quốc hội quyết định.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất ngày 28/6/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.