Thứ sáu, 26/04/2024 04:37 (GMT+7)

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 22/9/2019

MTĐT -  Chủ nhật, 22/09/2019 08:48 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 22/9/2019. Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 22/9/2019 trong nước và thế giới.

10 năm Hà Nội xây dựng nông thôn mới

Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã có 6 huyện và trên 84% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Hà Nội vào sáng nay (21/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một mặt biểu dương Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã làm nên những thành tích to lớn trong xây dựng nông thôn mới song Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội phải nỗ lực để xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại gắn với xây dựng một khu vực nông thôn ven đô giàu bản sắc.

Hà Nội xây dựng nông thôn mới, ngay sau khi Thủ đô được mở rộng địa giới hành chính. Ở thời điểm đó, Hà Nội là 1 trong 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, với gần 6,3 triệu người nhưng có tới 4,2 triệu người ở nông thôn và khoảng nửa triệu người nghèo. Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã có 6 huyện và trên 84% số xã đạt chuẩn nông thôn mới - đứng đầu cả nước. Thu nhập bình quân tính theo đầu người ở khu vực nông thôn đạt trên 46 triệu đồng, tăng tới 33 triệu so với trước khi bắt đầu xây dựng nông thôn mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thăm Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP thủ đô

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, từ Thủ đô, Hà Nội đã đóng góp nhiều kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới cho cả nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đề nghị Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới thời gian tới đây cần phải đưa giá trị trên mỗi một héc ta đất nông nghiệp tăng cao hơn nữa, đi cùng với bảo vệ môi trường cũng như giữ gìn đươc đạo đức và tình làng nghĩa xóm.

Trao bằng chứng nhận cho huyện Gia Lâm và Quốc Oai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với TP Hà Nội nhân rộng những mô hình về xây dựng nông thôn mới và sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội ra cả nước. Thủ tướng cũng đề nghị TP Hà Nội sẽ đưa được vùng nông thôn của mình trở thành hình mẫu là niềm tự hào của Thủ đô nghìn năm văn hiến, là điểm tựa để Thăng Long, Đông Đô - Hà Nội tiếp tục bay cao và bay xa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dự lễ khai mạc 'Qua miền di sản ruộng bậc thang' Hoàng Su Phì

Tối 21/9, tại sân vận động huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã diễn ra lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu tham dự chương trình.

Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019 được tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, đồng thời bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang; phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc và góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết, trải qua quá trình lao động bền bỉ vì lẽ sinh tồn, cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Pu Péo, La Chí,… đã đoàn kết sáng tạo nên kiệt tác, thách thức những khó khăn của tạo hóa.

Trải qua hàng trăm triệu năm, thế hệ này tiếp nối thế hệ sau lại điểm tô thêm những nét chấm phá tạo thành những dải lụa mang màu sắc của sự ấm no, sung túc, vắt quanh sườn đồi.

Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Hà Giang đã và đang phát huy những tiềm năng văn hóa, danh thắng vốn có của mình để vươn lên phát triển kinh tế du lịch. Di sản văn hóa ruộng bậc thang là một trong những sự kiện văn hóa tiêu biểu mà Hà Giang muốn giới thiệu tới du khách trong nước và quốc tế.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã quyết tâm vượt qua khó khăn, xây dựng Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Dù trong điều kiện kinh tế, xã hội hết sức khó khăn, địa hình hiểm trở, thiên nhiên khắc nghiệt, giao thông không thuận lợi, dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế, song với sự nỗ lực cố gắng vượt lên hoàn cảnh, chiến thắng chính mình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang đã đoàn kết, biến khó khăn thành lợi thế phát triển mở ra hướng đi mới, lựa chọn du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển bền vững.

Hình ảnh những thửa ruộng bậc thang trải dài, cao vút lên chín tầng mây là sự khẳng định, đánh dấu sức lao động bền bỉ, sự sáng tạo trong lao động của cộng đồng các dân tộc tỉnh Hà Giang. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng canh tác ruộng bậc thang đã góp phần ổn định lương thực, xuất khẩu hàng hóa và ngày nay, tỉnh Hà Giang đã gắn với đó để phát triển du lịch.

Đây là hướng đi đúng góp phần cải thiện đời sống đồng bào, mở rộng hợp tác, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh miền núi với miền xuôi, hoà mình vào thế giới rộng lớn để khẳng định mình, tôn vinh giá trị văn hóa độc đáo của mình. Đồng bào các dân tộc Hà Giang đã không phụ lòng tin của Đảng, Nhà nước, kiên trung bảo vệ từng tấc đất, tấc đá, giữ vững vùng biên cương Tổ quốc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu tỉnh Hà Giang cần tiếp tục nâng cao năng lực sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, khai thác hợp lý hiệu quả tiềm năng thế mạnh, từng bước đưa Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểu tại Lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019. Ảnh: Nguyễn Chiến/TTXVN

Tỉnh cần xác định rõ tiềm năng lợi thế của mình và mối tương quan khác với các tỉnh trong khu vực, trong cả nước và quốc tế; tập trung phát triển có chiều sâu trong một số lĩnh vực thế mạnh như: du lịch, dược liệu, biên mậu…

Về quốc phòng an ninh đối ngoại, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, Hà Giang phải xác định rõ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh vùng trung du miền núi phía Bắc, dù bất luận hoàn cảnh nào cũng phải giữ vững sự ổn định tình hình, không chủ quan, bị động, làm tốt công tác đối ngoại nhân dân, quan tâm chính sách dân tộc của Đảng, chăm lo vùng khó khăn, vùng biên giới, xây dựng văn hóa thôn bản gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Tại lễ khai mạc Tuần Văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang” Hoàng Su Phì năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã trao Quyết định cộng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia đối với nghề chạm bạc của người Nùng ở Hoàng Su Phì (Hà Giang); Trao giải nghệ nhân pha chế trà Việt Nam năm 2019.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đã đến thăm, tặng quà một số gia đình có công ở xã Bản Máy và thăm hỏi động viên cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Bản Máy.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chúc mừng Đại học Vinh nhân kỷ niệm 60 năm thành lập

Ngày 21/9, tại tỉnh Nghệ An, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đến tham dự Lễ khai giảng và chúc mừng Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Đại học Vinh.

Nhân dịp khai giảng năm học 2019-2020 và Lễ kỉ niệm 60 năm ngày thành lập trường Đại học Vinh (1959-2019), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, GS-TS, Nhà giáo Ưu tú Vương Đình Huệ đã đến thăm và chúc mừng Ban giám hiệu, tập thể giảng viên và sinh viên trường Đại học Vinh.

Tham dự buổi lễ còn có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo địa phương lân cận và đông đảo các thế hệ các bộ, giảng viên, sinh viên của trường Đại học Vinh.

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao vị thế và uy tín của Đại học Vinh trong công tác giáo dục và đào tạo chung, đặc biệt là đào tạo sư phạm, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp “trồng người” của đất nước.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh rằng, hiện nay giáo dục đại học là bộ phận chủ lực để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sẽ quyết định vị thế của quốc gia trong thời đại ngày nay.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ. (Ảnh: VGP)

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương tập trung ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển trường Đại học Vinh, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho sự phát triển vùng Bắc Trung Bộ.

“Trường Đại học Vinh phải thực sự trở thành một trung tâm đổi mới sáng tạo của khu vực Bắc Trung Bộ và của cả nước”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất (lần 2) và Cờ Thi đua của Chính phủ cho trường Đại học Vinh.

Tiếp đó, Phó Thủ tướng cùng với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An Nguyễn Đắc Vinh đã trao 30 suất học bổng cho các em sinh viên học giỏi có hoàn cảnh khó khăn.

Trường Đại học Vinh, tiền thân là Trường Đại học Sư phạm Vinh, được thành lập năm 1959, trong thời kỳ ác kiệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ 17 cán bộ và 158 sinh viên vào năm đầu thành lập, Đại học Vinh ngày nay đã phát triển quy mô, bề thế với hơn 1 nghìn cán bộ, giảng viên và gần 40 nghìn sinh viên.

Trường Đại học Vinh là một trong 10 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu của Việt Nam, có nhiều bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí uy tín quốc tế.

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III, nhiệm kỳ 2019 - 2024

Vừa qua, tại TP. Đà Lạt đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ III, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Tham dự Đại hội có đồng chí Điểu K’Ré, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Tiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng; đại diện lãnh đạo Ủy ban Dân tộc của Chính phủ; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đoàn thể và 250 đại biểu đại diện hơn 333.000 đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng.

Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc nhiệm kỳ vừa qua.

Lâm Đồng hiện có 147 xã, phường, thị trấn; dân số hơn 1.307.160 người với 43 dân tộc anh em. Dân tộc thiểu số có 70.655 hộ với hơn 333.000 người, chiếm 24,1% dân số toàn tỉnh. Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc; sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác dân tộc, tôn giáo được chú trọng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm mạnh, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Đến cuối năm 2018, GDP bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số đạt 35,84 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số giảm từ 11,56% xuống 8,56%.

Đại hội lần này đặt ra mục tiêu đến năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số bình quân mỗi năm từ 2 đến 3%; thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 2 lần so với năm 2015; 100% thôn, buôn có điện; giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất; bố trí cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị các cấp; trên 60% số người trong độ tuổi lao động là người dân tộc thiểu số được đào tạo nghề...

Tại Đại hội, có nhiều tham luận trao đổi về công tác xóa đói, giảm nghèo; công tác giáo dục, đào tạo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá; xây dựng nông thôn mới; công tác xây dựng, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc bản địa.

Đại hội đã bầu 29 đại biểu đại diện các dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số toàn quốc lần thứ II. Tại Đại hội, Uỷ ban Dân tộc và UBND tỉnh Lâm Đồng đã tặng Bằng khen, trao Kỷ niệm chương cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác dân tộc trong nhiệm kỳ vừa qua.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 22/9/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.