Thứ năm, 25/04/2024 07:58 (GMT+7)

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/3/2019

MTĐT -  Thứ sáu, 15/03/2019 12:55 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/3/2019. Cập nhật tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/3/2019 trong nước và thế giới.

WB và AfDB cam kết tài trợ 47 tỷ USD cho khí hậu châu Phi

(TN&MT) – “Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) sẽ cùng nhau cam kết tài trợ hơn 47 tỷ USD vào năm 2025 để giúp các nước châu Phi giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu”, hai ngân hàng này cho biết vào ngày 14/3.

Nhiều quốc gia trên lục địa, đặc biệt trên bờ biển là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao và suy thoái rạn san hô. 

Ngân hàng Thế giới (WB) đã cam kết hỗ trợ 22,5 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2021 – 2025. AfDB cho biết sẽ cam kết 25 tỷ USD cho tài chính khí hậu từ năm 2020 - 2025.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngồi giữa các đại biểu tại Hội đồng Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEA) tại Gigiri ở Nairobi, Kenya vào ngày 14/3/2019. Ảnh: Thomas Mukoya.

AfDB cũng cho biết các quỹ sẽ được sử dụng để tăng đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo như các nhà máy điện mặt trời.

“Một phần của danh mục đầu tư của chúng tôi trong thế hệ năng lượng tái tạo từ năm 2013 - 2015 là 59% nhưng từ năm 2015 – 2018 tăng lên 95%”, chủ tịch AfDB, Akinwumi Adesina nói với Reuters bên lề cuộc họp về môi trường của Liên hiệp quốc.

Ngân hàng Thế giới cho biết các dự án ở Ethiopia, Rwanda và Kenya sẽ được hưởng lợi từ nguồn tài trợ của ngân hàng.

Sập cầu dân sinh tại Ấn Độ khiến ít nhất 6 người thiệt mạng

Vụ sập cầu xảy ra vào giờ cao điểm khi mọi người đổ về ga tàu Chhatrapati Shivaji để về nhà sau ngày làm việc, khiến ít nhất sáu người thiệt mạng và 31 người bị thương.
Một cây cầu dân sinh bị sập gần ga tàu hỏa chính ở thành phố Mumbai của Ấn Độ khiến ít nhất sáu người thiệt mạng và 31 người bị thương.

vụ việc xảy ra vào lúc 19 giờ 30 ngày 14/3 giờ địa phương (21 giờ 00 cùng ngày theo giờ Việt Nam). Đây là giờ cao điểm, khi mọi người đổ về ga tàu Chhatrapati Shivaji để về nhà sau ngày làm việc.

Hiện trường vụ việc. (Nguồn: hindustantimes.com).

Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia Ấn Độ (INDR) đã cử một đội tới hiện trường để tìm kiếm những người có thể còn mắc kẹt trong đống đổ nát. Tối 14/3, các cơ quan chức năng đã bắt đầu tháo dỡ phần còn lại của cây cầu gãy.

3 khu vực trọng điểm nguy cơ đối diện với dịch tả lợn châu Phi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ ra 3 khu vực trọng điểm có nguy cơ đối diện dịch tả lợn châu Phi trong thời gian tới và đang gấp rút triển khai phương án ngăn chặn dịch.
Dịch tả lợn châu Phi đã xâm nhập vào 221 xã, 52 huyện của 17 tỉnh, thành phố với tổng số lợn bị tiêu hủy là 23.442 con.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức Hội nghị bàn giải pháp khống chế dịch tả lợn châu Phi. 

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu các địa phương khẩn trương áp dụng các biện pháp an toàn sinh học để khống chế loại dịch này. Đây được đánh giá là có con đường lan truyền phức tạp nên khó kiểm soát một cách triệt để. Trong khi bệnh dịch này không có vắc-xin để phòng bệnh hay thuốc điều trị. Vì thế, giải quyết an toàn sinh học là phương án tối ưu và phải thực hiện triệt để.

Theo Cục Thú y, dịch chủ yếu xuất hiện ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ảnh: Nongnghiep.vn.

Trong bối cảnh dịch có diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ Nông nghiệp cũng đưa ra cảnh báo cho 3 khu vực trọng điểm có nguy cơ đối diện với dịch tả lợn châu Phi trong thời gian tới.

Các khu vực bao gồm: vùng Đồng bằng sông Hồng với số lợn bệnh đang ở mức cao nhất, miền núi phía Bắc với địa hình phức tạp, các tỉnh miền Nam với hệ thống sông nước dày đặc, xung quanh là thị trường khổng lồ TP.HCM.

Cục cũng đã đưa ra các giải pháp cho các địa phương khống chế sự lây lan nhanh của loại dịch này.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đặc biệt lưu ý truyền thông cần tuyên truyền để người dân, xã hội, thị trường không quay lưng lại với thịt lợn.

Cải cách tiền lương 2019 - 2020: Mỗi công chức được tăng bao nhiêu?

Từ nay đến hết năm 2020, Chính phủ điều chỉnh tăng lương cơ bản 7% năm theo Nghị quyết của Quốc hội.

Thông tin mới nhất ngày 14/3, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng Ban chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công - đã chủ trì phiên họp để rà soát, đôn đốc triển khai các nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương từ năm 2021 tại trụ sở Chính phủ.

Theo đó, đây là nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Trung ương Đảng về cải cách tiền lương từ trước đến nay và sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2021.

Trong cuộc họp, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh 2 vấn đề cốt lõi để cải cách tiền lương chính là xây dựng vị trí việc làm và xác định chức vụ, chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị.

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì cuộc họp cải cách tiền lương vào sáng ngày 14/3.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ từ nay đến hết năm 2020, Chính phủ vẫn tiếp tục điều chỉnh tăng lương cơ bản 7% năm theo Nghị quyết của Quốc hội.

Sau năm 2021, sẽ cải cách căn bản chính sách tiền lương mà nội hàm bao gồm trong khu vực hành chính nhà nước (trả lương theo vi trí việc làm và chức danh, chức vụ lãnh đạo), trong khu vực doanh nghiệp thì thực hiện ngang bằng nhau với khối doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước (loại trừ lương người đại diện chủ sở hữu, người làm công tác quản lý).

Trong năm nay và năm 2020, Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương phải chuẩn bị khung khổ thể chế để thực hiện cải cách, trong đó quan trọng nhất là xây dựng và phê duyệt Đề án vị trí việc làm, chức danh chức vụ cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang.

Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh đến 2 vấn đề cốt tử chính là phải đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và tinh giản biên chế.

Ông nhấn mạnh việc sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế là một trong những biện pháp quan trọng để cải cách vấn đề tiền lương.

Liên quan đến nguồn lực chuẩn bị cho cải cách tiền lương, Phó Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài chính và các địa phương tập trung các nguồn lực tài chính, kể cả nguồn vượt thu ngân sách trung ương và địa phương từ 2018- 2020 để tăng lương, không để xảy ra tình trạng các địa phương xin dùng nguồn cải cách lương để chi cho việc khác

 P.V (Tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức thời sự 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay ngày 15/3/2019. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành