Thứ sáu, 19/04/2024 04:26 (GMT+7)

Vết nứt khổng lồ chia đôi châu Phi đang ngày càng lớn

MTĐT -  Thứ năm, 29/03/2018 09:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo Daily Star, đoạn video quay cảnh một vết nứt lớn ở khu vực thung lũng Rift, Kenya, miền Đông châu Phi. Vết nứt phá hủy một con đường chính và một căn nhà của cụ bà Mary Wambui, 72 tuổi.

Cụ Mary Wambui kể lại, vào tối ngày 19/3, khi đang cùng gia đình dùng bữa tối vào hôm, mặt đất bỗng rung chuyển và bị tách ra, khiến ngôi nhà bị cắt ra làm hai. Sau khi sự cố xảy ra, các gia đình sống xung quanh bắt đầu di chuyển tới những địa điểm an toàn. Cụ bà Mary nói: “Ở lại đây chẳng khác gì tự chuốc lấy cái chết”.

Hình ảnh do máy bay điều khiển từ xa chụp lại, cho thấy vết nứt sâu tới 19 mét và rộng khoảng 15 mét.

Trả lời kênh truyền hình địa phương NT, nhà địa chất học David Ahede giải thích: “Vết nứt khổng lồ chia đôi lục địa châu Phi”, ông Ahede nói. “Với những gì đang xảy ra tại đây, chúng tôi cho rằng lục mảng Somali đang tách khỏi các mảng khác trong lục địa với mức hiện tại là 2,5cm”.

Vết nứt ngày càng lớn, miền Đông của châu Phi đang dần bị chia cắt. 

Trong tương lai gần, chúng ta sẽ thấy mảng Somali tách khỏi các mảng khác”, ông Ahede nói thêm. “Các nhà nghiên cứu cần vào cuộc để đánh giá xem liệu khu vực nào nguy hiểm, không nên xây cất nhà hoặc làm đường lớn”.

“Đây là yếu tố quan trọng để tránh thảm họa xảy ra trong tương lai”.

Theo các chuyên gia, đây không phải là hiện tượng quá mới mẻ, vì khu vực này vẫn đang... nứt rất thường xuyên.

Trên thực tế, miền Đông của châu Phi đang dần bị chia cắt, do mảng kiến tạo dài tới 5000km chạy dọc về phía Đông của lục địa.

Mảng kiến tạo của châu Phi đã chia thành các mảng Somali và Nubia, tạo thành một hình chữ Y, và chúng đang tách khỏi nhau. Quá trình này được đặt tên là EARS (Hệ thống nứt gãy Đông Phi) đã bắt đầu một cách chậm rãi từ 25 triệu năm trước, với tốc độ chỉ rơi vào khoảng vài milimet/năm.

Điều này cũng đồng nghĩa rằng khoảng 10 triệu năm sau này, sẽ có một đại dương mới được hình thành tại khu vực miền Đông châu Phi đã để lại.

Có một vài giả thuyết được đặt ra về EARS, trong đó nổi bật nhất là do các hoạt động địa chất đã đẩy các khối vật chất siêu nóng lên bề mặt, khiến nó nứt gãy. Dù rằng chưa có kết luận, nhưng đây được cho là giả thuyết khả dĩ nhất.

Dĩ nhiên, một hiện tượng như vậy đã để lại nhiều hậu quả. Một số khu vực bị thu hẹp trong vài triệu năm qua, số khác thì tăng diện tích. Quá trình chia cắt rõ rệt đến mức tạo ra những mảng kiến tạo ở quy mô nhỏ, như mảng Victoria và Rovuma. Các hoạt động địa chất cũng tạo ra một hệ thống núi lửa ngầm bên dưới lòng đất.

Vào năm 2005, một vết nứt lớn dài tới 56 km đã xuất hiện giữa sa mạc Afar của Ethiopia. Các giả thuyết nhanh chóng được đưa ra, cho rằng vết nứt lớn với một vài điểm có chiều rộng lên tới 6m này chính là giai đoạn đầu trong sự hình thành một đại dương mới.

Lý thuyết đứng đằng sau giả thuyết này vẫn bị coi là gây tranh cãi, cho tới khi một nhóm các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu sâu rộng về khu vực trên và đã khẳng định lại giả thuyết nói trên.

P.V (tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vết nứt khổng lồ chia đôi châu Phi đang ngày càng lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.