Thứ sáu, 26/04/2024 05:05 (GMT+7)

Indonesia điều động 7 nghìn binh sĩ… dọn rác trên sông ô nhiễm nhất thế giới

MTĐT -  Thứ sáu, 23/03/2018 09:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hàng nghìn binh sĩ Indonesia đã được huy động để thu dọn rác thải trên sông Citarum, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới nhưng lại là nguồn sống của 28 triệu người dân Indonesia.

Theo Al Jazeera, 7 nghìn binh sĩ Indonesia đã được huy động để thu dọn rác thải ở sông Citarum, một trong những con sông ô nhiễm nhất thế giới hiện nay.  Ảnh: Al Jazeera

Được biết, đầu năm nay, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã cho triển khai dự án làm sạch con sông Citarum trải dài tới 300 km. Đây được coi là một dự án đầy "tham vọng" đối với chính quyền của ông Widodo.

Trang thiết bị máy móc được sử dụng trong quá trình làm sạch dòng sông Citarum. Chính quyền Tổng thống Widodo mong muốn trong vòng 7 năm nữa, nước sông không còn bị ô nhiễm và có thể uống được.

Được biết, con sông Citarum này là nguồn nước tưới tiêu và nguồn nước sinh hoạt của 28 triệu người dân Indonesia.

Tuy nhiên, nước thải độc hại từ các nhà máy dệt trong vùng đổ xuống sông cùng rác thải sinh hoạt đã khiến nước sông Citarum bị ô nhiễm nặng nề.

Mỗi năm, khoảng 500 nghìn mét khối rác thải được đổ xuống con sông này.

Nhiều khu vực bờ sông bị biến thành bãi rác của người dân.

Rác chất cao như núi trên bờ sông Citarum sau những trận mưa lớn.

Vào mùa mưa, những ngôi nhà gần bờ sông Citarum đều bị ngập.

Bãi rác ngay trên bờ sông Citarum. Người dân thường tập kết rác ở đây để đốt gây ô nhiễm môi trường.

Bé Jajang, 16 tuổi, và những người dân địa phương thường sử dụng nước sông Citarum để tắm giặt, rửa bát,… Được biết, Jajang đã bị mắc bệnh về da do sử dụng nước sông ô nhiễm.

TheoKiến thức/AJ

Bạn đang đọc bài viết Indonesia điều động 7 nghìn binh sĩ… dọn rác trên sông ô nhiễm nhất thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc lập quỹ chống chịu khí hậu mới
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 24/4 đã công bố kế hoạch triển khai quỹ chống chịu khí hậu mới nhằm tăng cường bảo vệ “những người tị nạn và cộng đồng phải di dời”, vốn đang bị vấn đề biến đổi khí hậu đe dọa.
“Thành phố xanh” Freiburg
Thành phố Freiburg của Đức được coi là “Thành phố năng lượng mặt trời” hay “Thành phố xanh” của châu Âu, được biết đến với các chính sách môi trường ấn tượng và nguồn năng lượng mặt trời dồi dào.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.