Thứ sáu, 26/04/2024 06:09 (GMT+7)

Vì sao gỗ sưa trăm tỷ ở Hà Nội đấu giá liên tục thất bại?

MTĐT -  Thứ năm, 12/12/2019 17:14 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Liên quan đến cây gỗ sưa trăm tỷ ở thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, Chương Mỹ, TP Hà Nội) đem bán đấu giá, mới đây chính quyền địa phương cho biết, đã tổ chức đấu giá 3 lần, nhưng cả 3 lần đều thất bại.

Chia sẻ về nguyên nhân khiến việc đấu giá liên tục thất bại, ông Nguyễn Xuân Ngợi - Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi thôn Phụ Chính cho rằng, do các cá nhân, tổ chức muốn mua rẻ nên chưa ai đặt cọc.

Một lãnh đạo Ban khai thác, quản lý giám sát tài sản của cộng đồng dân cư (Ban quản lý, giám sát, sử dụng tiền bán lô gỗ sưa), nhận định nhiều khả năng vì mức giá sàn đối với lô gô sưa chưa được phù hợp nên người mua không đặt cọc.

Cũng theo vị này, ở phiên đấu giá lần 3 vừa qua, lô gỗ sưa được chia lại làm 4 nhóm thay vì 5 nhóm như những lần trước. Nhóm gỗ đặc biệt và nhóm 1 được gộp chung, chào bán mức giá sàn là 28 triệu đồng/kg. Mức giá đối với các nhóm gỗ còn lại hầu như giữ nguyên.

Gỗ sưa trải qua 3 lần đấu giá đều thất bại. 

“Có người mua chia sẻ với tôi rằng, giờ thị trường nhiều vấn đề tác động mà giá này (28 triệu đồng/kg - nhóm 1) cao quá. Họ bảo hồi đầu năm mà địa phương bán giá này là được” - vị lãnh đạo thông tin thêm.

Từng trao đổi với báo Đất Việt về giá gỗ sưa thôn Phụ Chính đưa ra để tổ chức bán đấu giá, chủ một  cơ sở sản xuất gỗ ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) cho biết, đây là mức giá quá đắt.

"Nếu thôn Phụ Chính đưa ra giá đó tôi nghĩ cũng chả có khách nào dám mua đâu vì kể cả đẽo vỏ, rác nhưng giá đó vẫn quá đắt. Với mức giá cho gỗ đặc biệt như vậy là cao.

Giá gỗ đặc biệt phải tương xứng với chất lượng gỗ ví dụ phần đó phải nguyên lõi, không còn ít vỏ, rác nào, mặt khác phải xem khúc gỗ tròn hay méo, dài hay ngắn, đặc biệt thớ vân có to không.

Bên cạnh đó, màu gỗ phải có tía thì mới là gỗ già. Khúc gỗ đó cong chỗ nào giá cũng đã khác rồi", chủ cơ sở trên cho biết.

Liên quan đến vụ việc trên, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã ra văn bản đề nghị chính quyền sở tại hướng dẫn người dân thôn Phụ Chính thực hiện lập hồ sơ khai thác theo quy định tại Điều 7 Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT khi chặt hạ, bán nốt số gỗ sưa còn lại.

Văn bản nêu rõ, việc tổ chức bán đấu giá gỗ sưa sau khai thác phải thực hiện công khai theo đúng trình tự quy định của pháp luật. Sau khi hoàn tất thủ tục bán đấu giá, cộng đồng dân cư thôn Phụ Chính phải thông báo cho Hạt Kiểm lâm Chương Mỹ xác nhận khối lượng gỗ và đóng dấu búa kiểm lâm theo quy định.

Theo thông báo đấu giá của Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản - Sở Tư pháp Hà Nội (đơn vị được ký hợp đồng thực hiện bán lô gỗ sưa) hồi tháng 8 vừa qua, tổng khối lượng gỗ thu về khi tiến hành chặt hạ 2 cây gỗ sưa quý lên tới 6,5 tấn (không phải hơn 5 tấn như thông tin trước đó). Ước tính, tổng số tiền tạm tính theo giá khởi điểm là hơn 146 tỷ đồng.

Trước đó, cuối tháng 1/2019, người dân địa phương đã chặt hạ, khai thác cây sưa đỏ quý hiếm có tuổi đời trên 130 năm trong khuôn viên đình thôn Phụ Chính. Đồng thời, một cây sưa đỏ cổ thụ khác, nằm cạnh “cây sưa trăm tỷ” cũng được người dân tiến hành khai thác.

Người dân nơi đây kể lại, ở thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây gỗ sưa có tuổi đời trên 130 năm được trả giá trên 100 tỷ đồng. Qua tìm hiểu, vào năm 2016, người dân thôn Phụ Chính đã làm đơn xin chính quyền cấp phép bán cây sưa để phục vụ nhiều công trình phúc lợi, trùng tu các di tích nhưng chưa nhận được sự đồng ý.

Được biết, trong khuôn viên đình Phụ Chính có hai cây sưa đỏ. Ở thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây này được trả giá trên 100 tỷ đồng. Người dân đã cưa một cành cây bán với giá 20,5 tỷ đồng để lấy kinh phí xây đình làng.

Tháng 10/2018, UBND TP Hà Nội có văn bản yêu cầu các ban, ngành hướng dẫn người dân khai thác cây sưa theo đúng trình tự pháp luật. Ngày 27/1, người dân thôn Phụ Chính chặt hạ hai cây sưa đỏ, chia thành 5 nhóm gỗ trên và cất vào thùng container đợi tiến hành bán đấu giá.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao gỗ sưa trăm tỷ ở Hà Nội đấu giá liên tục thất bại?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.