Thứ sáu, 19/04/2024 05:24 (GMT+7)

TP.HCM cùng 7 tỉnh giáp ranh phối hợp quản lý tài nguyên

Xuân Hiển -  Thứ tư, 08/11/2017 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

TP. HCM vừa tổ chức Hội nghị về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản vùng giáp ranh giữa TP. HCM với các tỉnh lân cận.

Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Huỳnh Cách Mạng đã chủ trì tổ chức Hội nghị về tình hình thực hiện công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh.

Tham dự cuộc họp gồm lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Bến Tre, vắng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vùng biển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh có địa giới giáp ranh với các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang và tỉnh Bến Tre. Hiện nay việc phân định ranh giới quản lý hành chính với các tỉnh ở khu vực này chưa rõ ràng, bên cạnh đó công tác phối hợp giữa các sở ngành của các tỉnh chưa đồng bộ nên công tác quản lý hoạt động khoáng sản ở khu vực biển Cần Giờ gặp nhiều khó khăn.

Ảnh minh họa

Trước tình hình trên, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn Thành phố nói chung, khu vực biển Cần Giờ nói riêng; thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng và tổ chức ký kết quy chế phối hợp với 7 tỉnh giáp ranh trong công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực Tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên giải vùng giáp pháp này chỉ mới ở bước đầu để giải quyết vướng mắc về phân chia địa giới hành chính.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo của UBND TP.HCM, từ đầu năm 2017 đến nay, Thành phố đã bắt giữ và xử lý 62 vụ, 199 đối tượng, 132 phương tiện xử phạt hành chính với số tiền 7,7 tỷ đồng, tịch thu phương tiện và tang vật với giá trị khoảng 20 tỷ đồng, trong đó nổi cộm là khu vực biển Cần Giờ 42 trường hợp, khu vực sông Đồng Nai 11 trường hợp.

Tại cuộc họp, các tỉnh đã bàn bạc và thống nhất phối hợp để giải quyết vấn đề khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ nói riêng và ở các khu vực giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh nói chung, cụ thể như sau:

1. Phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các địa phương: Chia sẻ thông tin kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác khoáng sản trái phép: Thông tin về tổ chức vi phạm, hình thức xử lý, biện pháp khắc phục do tổ chức đề xuất; Chia sẻ thông tin cấp phép khai thác khoáng sản, các dự án nạo vét luồng đường thủy có tận thu khoáng sản tại các địa phương: Chủ dự án, thời gian thi công dự án; Vị trí thi công dự án; khối lượng sản phẩm tận thu (nếu có); vị trí bãi đổ bùn thải, các biện pháp, giải pháp bảo vệ môi trường của dự án; quyết định phê duyệt ĐTM (đánh giá tác động môi trường); Chia sẻ kinh nghiệm của các địa phương trong đấu tranh ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép.

2. Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong hoạt động đấu tranh, phòng chống hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; Chỉ đạo UBND các quận huyện giáp ranh chủ động phối hợp với đia phương giáp ranh xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trái phép khu vực giáp ranh.
Từ nay đến hết Quý I năm 2018, UBND các tỉnh chỉ đạo các sở ngành liên quan phối hợp với Bộ đội biên phòng các địa phương và Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 3 tổ chức đợt tổng truy quét, xử lý các đối tượng khai thác cát trái phép; vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc trên vùng biển Cần Giờ và khu vực lân cận.

3. Phương thức phối hợp, xử lý các hành vi vị phạm trong khu vực giáp ranh giữa hai địa phương: (1) Mỗi địa phương thành lập tổ công tác và duy trì đường dây nóng để chia sẻ thông tin giữa các tỉnh, thành phố; (2) Trong quá trình thanh kiểm tra địa phương (tỉnh/thành phố) chủ trì tổ chức kiểm tra có toàn quyền xử lý đối với các sai phạm trong lĩnh vực khoáng sản theo quy định hiện hành (lập biên bản ngoài hiện trường, thực hiện các trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ phương tiện, tang vật,…) trên tuyến sông/vùng biển giáp ranh giữa hai tỉnh, thành phố. Kết quả xử lý được chia sẽ qua đường dây nóng và thông báo bằng văn bản đến các địa phương giáp ranh.

Ảnh minh họa

Tại Hội nghị, các tỉnh cũng thống nhất kiến nghị với Trung ương:

1. Đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý hoạt động duy tu, nạo vét luồn đường thủy để thực hiện từ năm 2018 theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại văn bản số 4648/VPCP-CN ngày 08 tháng 5 năm 2017 và đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy chế phối hợp giữa Bộ Giao thông vận tải, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảng vụ hàng hải và UBND các tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương trong công tác quản lý, giám sát hoạt động các dự án nạo vét tuyến luồng hàng hải, nạo vét cảng biển, nạo vét vũng quay có tận thu khoáng sản nhằm phân rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan liên quan.

2. Đề nghị Bộ Công an xem xét quy định xử lý hình sự đối với các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép./.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM cùng 7 tỉnh giáp ranh phối hợp quản lý tài nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.