Thứ năm, 28/03/2024 16:20 (GMT+7)

Xử lý nước thải và môi trường còn nhiều lỗ hổng đáng nghĩ

MTĐT -  Thứ tư, 24/05/2017 08:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay, Hiện trạng xử lý nước thải sinh hoạt nói riêng, xử lý nước thải nói chung có thể nói là một bài toán khó trong nhóm những bài toán môi trường mà các nhà chức trách phải giải quyết.

Lời giải bao giờ mới có thì chưa biết, nhưng chúng ta đang thấy rõ một số vấn đề hiện hữu đã, và đang góp phần làm xê dịch phương hướng giải quyết vấn đề chính. Chả hạn như bài toán về phân bổ khu công nghiệp, phân bổ kế hoạch xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với từng vùng miền, bài toán về xử lý nước thải làng nghề, nước thải công nghiệp, nước thải phòng khám … Dưới đây là một số những vấn đề đã được nhắc tới thường xuyên thời gian qua.

Những bất cập trong công tác quản lý – bảo vệ môi trường

Việc bảo vệ môi trường đã trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng và người dân Hà Nội nói chung, người dân cả nước nói riêng. Chỉ xét riêng ở Tại Hà Nội, chúng ta chưa bàn tới chuyện một số khu vực quanh năm chịu cảnh sống chung với nước thải mà không biết kêu ai … Những chuyện đó chúng ta sẽ bàn tới sau. Đối với bảo về môi trường, không những chính quyền thành phố đã đầu tư lớn cho công tác này mà bên cạnh đó, hàng loạt các dự án xử lý nước thải trọng điểm được đẩy mạnh và đốc thúc thời gian hoàn thành … Bên cạnh đó Các khu công nghiệp, bệnh viện, hầu hết các khu đô thị và khách sạn lớn đã đầu tư xây dựng các trạm xử lý môi trường. Hai trạm xử lý nước thải đô thị đầu tiên của thành phố đã được xây dựng ở khu Kim Liên, hồ Trúc Bạch và nhiều dự án xử lý nước thải đô thị chung đã đưa vào kế hoạch xây dựng.

Những bất cập trong công tác bảo vệ môi trường ở đây là gì ? Thiếu tư duy quy hoạch

Cụ thể, chưa có tư duy đầy đủ về quy hoạch môi trường trong các dự án phát triển; chỉ tiêu môi trường và hạ tầng môi trường thấp, nhất là diện tích cây xanh, đất dành cho giao thông, đất không gian trống; chưa có giải pháp phòng ngừa tai biến thiên nhiên như động đất, lún đất. Trong khi đó, quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, mật độ xây dựng quá cao. Thiếu tư duy quy hoạch là nhận định mà TS.Lưu Đức Hải, trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đưa ra.

Ý kiến của mình được ông đưa ra lập luận và dẫn chứng như sau : thành phố Hà Nội đã xây dựng các quy hoạch môi trường chuyên ngành như: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, thu gom rác thải, các bãi chôn lấp rác… Tuy nhiên phần lớn các quy hoạch trên được xây dựng khi chưa có quy hoạch chức năng môi trường, có thể dẫn đến hiệu quả kém, thậm chí xung đột với nhau. Chẳng hạn như việc xây dựng bãi rác Xuân Sơn và nhà máy đốt rác trên bờ hồ chứa nước Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nước hồ, đang là nguồn cấp nước cho toàn bộ dân cư thị xã Sơn Tây. Việc không tách biệt hệ thống thoát nước thải khỏi hệ thống thoát nước mưa của thành phố đang làm cho các dự án xử lý nước thải đô thị kém khả thi, vì đáng lý ra chỉ phải xử lý một lượng nhỏ nước thải thì cần phải xử lý toàn bộ nước thải và nước mưa của các sông và kênh thoát nước.

Hay như việc thiếu nghiên cứu về trục thoát nước chính cho Hà Nội, ví dụ trục thoát nước sông Đáy thay cho sông Nhuệ hiện nay đang làm cho việc cải tạo hệ thống thoát nước Hà Nội vào mùa mưa không phát huy tối đa hiệu quả… Chúng ta đã biết , Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy đến năm 2030. Quy hoạch dự kiến xây dựng 24 nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt cho các đô thị thuộc phạm vi lưu vực sông Nhuệ-sông Đáy. Những 24 nhà mát xử lý nước thải sinh hoạt đô thị cho phạm vi này đủ biết mức độ quan trọng của chúng như thế nào. Tuy nhiên, câu chuyện tiếp theo đây sẽ mang tới cho bạn một suy nghĩ khác.

Phân bổ và quản lý nhà máy xử lý nước thải đang còn gặp nhiều thiếu xót

Suy rộng ra, việc quy hoạch cũng không chỉ là vấn đề của HN mà trên phương diện, nhiều địa phương khác cũng đang lúng túng vấn đề này. Chẳng hạn câu chuyện về đơn vị với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công xuất cực cao, nguồn vốn rót vào cũng không ít với số tiền lên tới hàng chục tỉ đồng , người ta xây dựng một nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tổng diện tích 11.800m2 ở thị trấn Me. Năm 2012 nhà máy hoàn thành và được bàn giao cho UBND huyện Gia Viễn quản lý, sử dụng với công suất 950m3/ngày, có tổng mức đầu tư trên 10,7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách sự nghiệp môi trường. Nhà được xây dựng với mục đích xử lý nước thải sinh hoạt, ngăn chặn ô nhiễm và khôi phục cảnh quan môi trường trên lưu vực sông Nhuệ và sông Đáy.

Tuy nhiên, nhà máy này sau khi đưa vào sử dụng được thời gian ngắn thì ngừng hoạt động, rồi bỏ hoang trong thời gian dài. Toàn bộ khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông của nhà máy hiện bị cỏ dại mọc um tùm không còn lối đi. Nhà máy tiền tỷ nhưng không có người trông coi, cửa và các thiết bị điện của khu nhà điều hành bị vặt rỡ.. để hiểu rõ hơn và có cái nhìn chân thực hơn, bạn đọc xem thêm bài viết: “Nhà máy xử lý nước thải hàng chục tỉ bỏ hoang – Vấn đề nằm ở đâu?

Vậy, giải pháp nào để hạn chế và giải quyết những vấn đề này?

Quay trở lại với câu chuyện tại Hà Nội, để khắc phục những tồn tại, bất cập trên, Ông Vũ Hồng Khanh đã yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực quản lý phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm là tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, chấp hành pháp luật về môi trường cho các tổ chức và công dân; tập trung rà soát, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án môi trường, nhất là các dự án xử lý rác thải, nước thải, khí bụi; phối hợp với các nhà đầu tư giải quyết vướng mắc trong quá trình xây dựng công trình và vận hành, khai thác.

Tiếp đó, thành phố cũng tập trung thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trường; Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ – sông Đáy đến năm 2020. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án xử lý nước thải trọng điểm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.
Để hoàn thành mục tiêu Từ nay đến năm 2030, Hà Nội cần 1.350 tỷ đồng triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 80 làng nghề trọng điểm. Bên cạnh việc đầu tư bằng kinh phí Nhà nước, thành phố rất khuyến khích xã hội hóa bảo vệ môi trường, phấn đấu tăng tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt trong ngày tại các huyện đạt trên 95%…

Theo TTXVN

Bạn đang đọc bài viết Xử lý nước thải và môi trường còn nhiều lỗ hổng đáng nghĩ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới