Thứ ba, 19/03/2024 17:07 (GMT+7)

TP.HCM: Tại sao “cứ mưa là ngập”?

Lê Năng - Phan Hải -  Thứ năm, 23/05/2019 09:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều năm qua, điệp khúc “mưa là ngập” cứ lặp đi lặp lại, trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân Tp.HCM.

Tp.HCM đang bước vào mùa mưa. Dù chỉ là những cơn mưa ngắn, tạnh nhanh, nhưng nó cũng đủ khiến nhiều tuyến đường ngập sâu trong nước. Có thể nói, tình trạng cứ mưa là ngập đã không còn xa lạ với người dân Thành phố. Ngoài việc phải gồng mình mưu sinh trong mưa, họ còn phải tập làm quen với cảnh “sống chung với lũ”. Sau mưa, nước mưa cộng nước triều cường lên tạo thành dòng nước lớn, khiến việc di chuyển vô cùng vất vả. Chưa kể, những hộ dân ở những khu vực thấp, trũng, sát mặt đường cũng bị nước ngập lênh láng, gây hư hỏng đồ đạc và khó khăn trong sinh hoạt.

Trên nhiều tuyến đường ở quận 7 như: Nguyễn Thị Thập, Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ… hệ thống thoát nước gần như tê liệt bởi rác thải và bùn đất lấp kín

Để giải quyết tình trạng ngập úng, Tp.HCM đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho các dự án thoát nước, từ những con đường được nâng cao, những con kênh được mở rộng hay cả việc thuê những siêu máy bơm hoạt động mỗi khi có mưa lớn. Tuy nhiên, những giải pháp tạm thời đó vẫn chưa mang lại hiệu quả, Tp.HCM vẫn ngập nước sau mỗi trận mưa và người dân vẫn phải vất vả, bì bõm lội nước.

Đứng trước hiện trạng này, nhiều nguyên nhân được các cơ quan, ban ngành đưa ra: Nào là quá trình đô thị hóa tăng nhanh khiến nước không có lối thoát, nào là hệ thống cống thoát nước chằng chịt, cũ kĩ không đáp ứng được nhu cầu; nào là các hồ chứa nước, con kênh bị san lấp, chiếm dụng phát triển đô thị… Nhìn chung, tất cả nguyên nhân này đều đúng, nhưng chưa đủ khi nói về cốt lõi của vấn đề. Đó chính là ý thức của người dân và việc buông lỏng của các cơ quan quản lý khiến tình trạng ngập nặng ngày càng gia tăng.

Vì miệng cống thoát nước bị chặn lại nên chỉ với một ít nước xả thải từ một số hộ gia đình, đoạn đường Lê Văn Lương đã ngập trong nước

Theo quan sát của PV Môi trường & Đô thị điện tử, tại những địa điểm thường xuyên bị ngập nước đều có điểm chung là hầu hết các miệng cống thoát nước đều ứ đọng rất nhiều rác thải. Trên một loạt các con đường như: Nguyễn Thị Thập, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Huỳnh Tấn Phát (quận 7)… hầu như cống thoát nước chỉ tồn tại theo dạng hình thức. Bởi, nếu nó không bị chính người dân dùng rác thải, đất đá để lấp đi thì cũng bị bụi đất lâu ngày lấp kín, và tất nhiên không thấy ai khơi thông, dọn dẹp. Ở các tuyến đường quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức… cũng không khá hơn là bao khi rác thải, bùn đất lấp kín các miệng cống thoát nước.

Một số tuyến đường ở quận 12, Bình Thạnh… cũng chịu tình cảnh tương tự khi rác thải, bùn đất vùi lấp các miệng cống thoát nước

Chú Sáu, chạy xe ôm đối diện trường Đại học Tôn Đức Thắng, quận Bình Thạnh than thở: “Chán lắm cháu ơi! Họ chỉ vì lợi ích cá nhân, chỉ nghĩ đến việc làm sao kinh doanh, buôn bán cho đông khách là được chứ có nghĩ cho xã hội đâu. Hễ cứ có cái miệng cống ở trước cửa nhà là y như rằng họ dùng mọi cách để che hoặc lấp kín nó đi thôi. Nhiều lúc mưa tuy nhỏ nhưng do các miệng cống đã bị chặn nên mặt đường nước lênh láng, qua hôm sau có nắng nóng thì nước bốc hơi đi chứ không tài nào thoát được”.

Một trong rất nhiều miệng cống thoát nước trên đường Nguyễn Hữu Thọ (quận 7) bị phủ kín đất đá rất nhiều ngày nhưng không thấy các công ty công ích đến nạo vét, khơi thông

Thực tế còn cho thấy, không chỉ những miệng cống thoát nước ở trước cửa nhiều hộ gia đình, cửa hàng kinh doanh bị lấp kín mà ngay cả ở những đoạn đường dài không có nhà cửa, cư dân sinh sống, miệng cống thoát nước vẫn bị bùn đất chôn vùi. Điều đáng nói, tình trạng này tồn tại nhiều ngày qua nhưng không có một đơn vị công ích nào có trách nhiệm khơi thông, nạo vét trước khi mùa mưa tới.

Chúng tôi đề nghị các cơ quan, ban ngành có trách nhiệm tích cực vào cuộc, kiểm tra, thị sát tình hình và nhanh chóng khắc phục, giải quyết các vấn đề trên để đảm bảo mỹ quan đô thị cũng như việc đi lại, sinh sống của người dân.

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Tại sao “cứ mưa là ngập”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Nam khai thác và phát huy lợi thế từ đa dạng sinh học
Năm 2021, Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là địa phương đầu tiên thực hiện Đề án Thí điểm kinh doanh tín chỉ carbon rừng. Năm 2024, Quảng Nam tiếp tục là địa phương đầu tiên được chọn đăng cai các hoạt động về đa dạng sinh học.
Thẩm định kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên
Ngày 14/3, tại trụ sở Bộ TN&MT, Hội đồng thẩm định kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, kế hoạch sử dụng đất an ninh, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã tổ chức thẩm định kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 -2025) của tỉnh Thái Nguyên.

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.
Bài thơ: Im lặng để mất nhau
Anh im lặng , em cũng sẽ lặng im////Dù con tim hình bóng anh khuất lấp///Niềm nhớ thương dành cho anh duy nhất///Cũng im lìm chẳng nhắn gọi anh đâu...