Thứ bảy, 27/04/2024 07:57 (GMT+7)

TP. HCM: Nước sinh hoạt nhiều khu vực không đạt tiêu chuẩn

MTĐT -  Thứ bảy, 20/04/2019 10:41 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trong 3.155 mẫu nước lấy đi xét nghiệm, có nhiều mẫu nước giám sát chủ yếu không đạt chỉ tiêu Clo dư tại các bồn chứa nước, vệ tinh nước.

Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM vừa công bố Đánh giá chương trình giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường trên địa bàn thành phố năm 2018, theo đó, nước sinh hoạt tại một số khu vực không đạt chuẩn, nguy cơ tái nhiễm vi sinh.

Cụ thể, chương trình giám sát chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt được Trung tâm Y tế dự phòng thực hiện với 3.155 mẫu trên địa bàn thành phố. Các mẫu nước giám sát chủ yếu không đạt chỉ tiêu clo dư tại các bồn chứa nước, vệ tinh nước.

Do áp lực nước hiện nay không đồng đều tại các khu vực, vì vậy nước tại các khu vực cuối hệ thống cấp nước có áp lực yếu, hàm lượng clo dư thấp do thất thoát trên đường đi.

Các hộ dân tại các quận 2, 7, 8, 12, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, huyện Nhà Bè và huyện Bình Chánh phải sử dụng bồn chứa để bơm nước sử dụng vì nước máy sinh hoạt không đảm bảo chất lượng.

Thêm vào đó, hàm lượng clo dư vốn thấp lại lưu chứa tại bồn một thời gian trước khi sử dụng, nên việc tái nhiễm vi sinh là nguy cơ có thể xảy ra tại các điểm này.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP, phần lớn các mẫu nước không đạt chất lượng chủ yếu là không đạt chỉ tiêu clo dư. Quá trình giám sát chất lượng nước sinh hoạt, nước ăn uống tại các hộ dân ở khu vực quận 6, quận 10, quận 11, quận Tân Bình, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn cho thấy tỷ lệ mẫu nước không đạt chất lượng rất cao, chủ yếu là không đạt chỉ tiêu clo dư.

Bác sĩ Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cảnh báo về nguy cơ tái nhiễm vi sinh trong nước ăn uống và sinh hoạt tại các quận 2, quận 7, quận 8, quận 12, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh... “Những địa bàn trên nằm ở cuối hệ thống mạng lưới đường ống nước nên áp lực nước rất yếu, người dân phải dùng bồn chứa để bơm nước sử dụng. Thêm vào đó, hàm lượng clo dư vốn thấp lại lưu chứa tại bồn thêm một thời gian trước khi sử dụng nên việc tái nhiễm vi sinh ở đây là rất cao”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng cho biết để sớm phát hiện các thay đổi về chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, trong năm 2019 này, Trung tâm Y tế dự phòng TP đẩy mạnh hơn nữa công tác giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và giám sát môi trường. Trong đó, đơn vị này tập trung giám sát tất cả các nguồn nước sử dụng trong ăn uống và sinh hoạt; cập nhật số liệu công trình phân nước rác trên địa bàn thành phố; hướng dẫn, vận động người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, giảm dần số lượng nhà vệ sinh trên sông, đảm bảo 100% người dân sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển phần mềm ứng dụng GIS trong công tác giám sát chất lượng nước và giám sát môi trường - là một cách tiếp cận mới - sự kết hợp giữa ứng dụng GIS trong ngành y tế và môi trường nhằm phục vụ quá trình quan trắc chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt và môi trường.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM: Nước sinh hoạt nhiều khu vực không đạt tiêu chuẩn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới