Thứ sáu, 29/03/2024 04:49 (GMT+7)

Thách thức nào trong việc quản lý nước thông minh thời 4.0?

PHAN NGÂN -  Thứ hai, 20/08/2018 07:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Th.S Trương Công Hân, Tổng Giám đốc HueWACO cho rằng: "Ngành nước hiện nay còn nhiều khó khăn. Thứ nhất, nhận thức về CMCN 4.0 còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, công nghệ, IT và con người chưa đáp ứng được"

Vai trò của nước trong 4 cuộc Cách mạng Công nghiệp

Cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ I diễn ra cách đây 238 năm được bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước. Anh Quốc đã biến mình trở thành “công xưởng của thế giới”, đi đầu trong cuộc CMCN lần thứ nhất.

Lúc này, nước sử dụng trong động cơ hơi nước, nồi hơi bằng thép sẽ điều chỉnh áp lực nước. Nước tự nhiên (sông, hồ; không qua xử lý) được vận chuyển đến người bằng các thiết bị thô sơ.

Động cơ hơi nước – phát minh vĩ đại trong cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. (Ảnh Internet)

90 năm sau diễn ra cuộc CMCN lần II đã đưa nước Mỹ vượt lên ngôi đầu trong cuộc cách mạng lần 2. Gần 100 năm sau diễn ra cuộc CMCN lần III đã đưa nước Nhật vươn lên - thời kỳ được mệnh danh “giai đoạn phát triển thần kỳ Nhật Bản”, chứng kiến bước đại nhảy vọt của các doanh nghiệp ô tô và điện máy mang thương hiệu sản phẩm chất lượng cao “Made in Japan”.

Lúc này, nước được bơm và qua tua bin để phát điện. Nước sinh hoạt thì được xử lý bởi công nghệ lọc và khử trùng sơ bộ. Phạm vi, mạng lưới cấp nước hạn chế, cục bộ.

Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ IV hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần III, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cách mạng Công nghiệp 4.0  xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0". Các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh sẽ kết nối để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Lúc này, đã xuất hiện công nghệ xử lý nước tiên tiến, ngành nước có ứng dụng IT để thiết lập mô hình vật lý số trong quản lý HTCN. Tích hợp các cảm biến vào hệ thống Công nghệ thông tin. Cấp nước thời nay đã mở rộng trên phạm vi lớn và liên hoàn

Vậy làm sao để đưa ngành nước Việt Nam phát triển một cách bền vững, ngày càng hiện đại và chất lượng? Dưới đây sẽ là một vài gợi ý.

Khó khăn của ngành nước Việt Nam thời đại mới

Bàn về những khó khăn của ngành nước Việt Nam trong thời đại 4.0, Th.S Trương Công Hân – Tổng Giám đốc HueWACO cho rằng: "Ngành nước hiện nay còn nhiều khó khăn. Thứ nhất, nhận thức về CMCN 4.0 còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, công nghệ, IT và con người chưa đáp ứng được công nghệ 4.0. Công nghệ xử lý còn lạc hậu; quản lý, vận hành mạng lưới chưa hiệu quả NRW còn ở mức cao, thiếu bền vững. Cộng với chất lượng Dịch vụ khách hàng chưa được chú trọng là những thách thức cơ bản của ngành nước thời nay".

Ngoài ra, tỷ lệ cấp nước an toàn thấp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro ảnh hưởng đến an ninh nước. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu, chất lượng nước nguồn suy giảm, xả thải nước sinh hoạt, công nghiệp ra môi trường. Quan trọng nhất là hiện nay chưa có Luật cấp nước; cơ chế, chính sách quản lý cấp nước còn thiếu đồng bộ.

Dự báo đến năm 2020 dân số Việt Nam là 98 triệu dân trong đô thị 40%, nông thôn 60%, nhu cầu cấp nước khoảng 16,8 triệu m3/ngày, nước sinh hoạt khoảng 11,7 triệu m3/ngày; sản xuất, công nghiệp, dịch vụ chiếm 30% tương đương khoảng 5,04 triệu m3/ngày. 

Như vậy, để nắm bắt cơ hội phát triển bên vững thì ngành nước Việt Nam cần định hướng, xác định rõ nội hàm của Cách mạng Nước 4.0. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và công nghệ kỹ thuật. Song song với đó là đào tạo nhân lực có kỹ năng 4.0

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào kinh doanh, góp phần giảm chi phí nhân công, thực hiện thông qua việc ứng dụng thương mại điện tử sẽ là tương lai tươi sáng trong ngành nước của Việt Nam.

Bạn đang đọc bài viết Thách thức nào trong việc quản lý nước thông minh thời 4.0?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.