Thứ sáu, 26/04/2024 05:14 (GMT+7)

Nghịch lý nghèo tài nguyên nước nhưng sử dụng phung phí ở Việt Nam

MTĐT -  Thứ bảy, 17/03/2018 09:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nguồn nước ngầm tại Việt Nam đang bị khai thác bừa bãi, phụ thuộc vào nhu cầu không đồng đều của mỗi vùng. Song, năng suất sử dụng lại rất kém hiệu quả.

Tại hội thảo Giải pháp xanh cho nguồn nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 16/3, các đại biểu, chuyên gia đã trao đổi nhiều ý kiến về thực trạng sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn nước dưới đất.

Ông Abedalrazq Khalil, chuyên gia cao cấp về quản lý tài nguyên nước, Ngân hàng Thế giới, cho biết Việt Nam tiêu thụ lượng nước thuộc top đầu khu vực nhưng năng suất, hiệu quả sử dụng còn ở mức thấp.

90% nước thải của Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng tới môi trường.

Đồng bằng Nam Bộ là khu vực khai thác nước ngầm nhiều nhất cả nước. Nguồn: Bộ TNMT. Ảnh: Trà My.

Trong khi đó, ông Triệu Đức Huy, Phó tổng giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Quốc gia, phân tích nguồn nước ngầm đang bị khai thác bừa bãi, không có quy hoạch rõ ràng.

“Cứ ở đâu có nhu cầu thì ta khai thác", ông Huy nói.

Trên thực tế, mỗi ngày, cả nước khai thác 10,39 triệu m3 nước ngầm, khu vực đồng bằng Nam Bộ chiếm gần một nửa.

Tại một số địa phương, đặc biệt là ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng khai thác vượt quá trữ lượng cho phép gây hạ thấp mực nước, cạn kiệt và suy thoái nguồn tài nguyên.

"Hậu quả rõ nhất là Hà Nội, TP.HCM, Đồng bằng sông Cửu Long đang phải hứng chịu tình trạng hạn hán, ô nhiễm nguồn nước và nhiễm mặn nghiêm trọng", ông Huy nói.

Ông Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Trà My. 

Trả lời bên lề cuộc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên nêu thực trạng Việt Nam nghèo tài nguyên nước nhưng chúng ta đang sử dụng kém hiệu quả, gây nên những hậu quả tiêu cực. 

“Chắc chắn, nguy cơ cạn kiệt nước sẽ xảy ra trong tương lai gần nếu không có các giải pháp trước mắt và lâu dài”, Thứ trưởng Kiên nhấn mạnh.

Ông Kiên cho rằng cần tổ chức, kiểm tra, đánh giá toàn diện trữ lượng cả nước ngầm và nước mặt. Các cá nhân, tổ chức cần sử dụng triệt để, tiết kiệm, hài hòa giữa các lợi ích, kể cả phát triển nông nghiệp, thủy điện và các lợi ích kinh tế khác.

Biểu đồ năng suất sử dụng nguồn nước của một số quốc gia trong khu vực (đơn vị: USD/m3). Dù có nhu cầu sử dụng nước nhiều nhất khu vực, Việt Nam lại đang tiêu thụ nguồn nước kém hiệu quả nhất. Nguồn: World Bank. Ảnh: Trà My.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung tìm kiếm nguồn nước ngầm ở những vùng khan hiếm như vùng núi, biên giới, hải đảo. Bộ cũng kiến nghị những giải pháp kịp thời để hạn chế khai thác nước ngầm, sử dụng tiết kiệm triệt để các nguồn nước khác.

"Cần thu phí cả nguồn nước sản xuất nông nghiệp"

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, cho rằng việc quy định chặt chẽ giá nước đầu vào giúp đảm bảo nguồn ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ông Chinh đưa ra ví dụ điển hình về lãng phí nguồn nước, một số doanh nghiệp sử dụng nước ở mức lớn, có lợi nhuận cao, song Nhà nước thì "không thu lại được gì".

"Trong tương lai, Nhà nước cũng cần thu tiền nước với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, không thể miễn phí như trước đây. Nông nghiệp công nghệ cao có nhu cầu nước lớn", vị Viện trưởng khẳng định.

Ngoài ra, ông Chinh đề nghị kiểm tra, siết chặt thu phí nước thải với các doanh nghiệp sản xuất, nhằm tăng nguồn ngân sách, đảm bảo chi phí quản lý.

Theo Zing

Bạn đang đọc bài viết Nghịch lý nghèo tài nguyên nước nhưng sử dụng phung phí ở Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.