Thứ ba, 16/04/2024 12:52 (GMT+7)

“Hồ tại các đô thị trở thành nơi chứa nước thải”

Theo Dân trí -  Thứ hai, 19/03/2018 09:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo nhóm nghiên cứu của Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, hồ tại nhiều đô thị đã trở thành nơi chứa nước thải, nước không có sự lưu thông.

Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ (Ảnh minh hoạ)

Tại hội thảo khoa học “Nước với thiên nhiên” do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức sáng 16/3, PGS-TS Nguyễn Thế Chinh - Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cho biết tại các thành phố lớn, lượng nước thải chưa qua xử lý của hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp xả thẳng ra môi trường là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Ở tất cả các đô thị, hàm lượng BOD5 (nhu cầu oxy hoá sinh học) đều vượt ngưỡng rất cao so với QCVN 08:MT:2015.

“Tại nhiều đô thị, hồ đã trở thành nơi chứa nước thải, nước không có sự lưu thông. Phần lớn các hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dưỡng ở mức độ khác nhau. Ô nhiễm nước hồ xảy ra không chỉ ở các thành phố lớn mà tại các đô thị nhỏ (cấp II, cấp III). Ô nhiễm nước mặt hiện là vấn đề nổi cộm tại nhiều địa phương”- đại diện nhóm nghiên cứu Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đánh giá.

Đối với nước ngầm, vấn đề ô nhiễm chủ yếu do tác động của sự phát triển công nghiệp, làng nghề cũng như sử dụng phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp.

Riêng với ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp giấy và bột giấy, hàm lượng nước thải có chứa xyanua và hàm lượng NH3 vượt đến 84 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Dấu hiệu ô nhiễm coliform vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm tới hàng nghìn lần.

Tại Hà Nội, số giếng khoan có hàm lượng ô nhiễm phốt phát (P-P04) cao hơn mức cho phép (0,4 mg/l) chiếm tới 71%. Còn tại khu vực Hà Giang, Tuyên Quang hàm lượng sắt ở một số nơi cao vượt mức cho phép trên 1mg/l, có nơi trên 15-20 mg/l, tập trung chủ yếu quanh các mỏ khai thác sunphua.

Việc khai thác nước ngầm quá mức ở tầng hologen cũng làm cho hàm lượng asen trong nước dưới đất tăng lên rõ rệt, vượt mức giới hạn cho phép 10mg/l. Đặc biệt, vùng nhiễm asen phân bố gần như trùng với diện tích phân bố của vùng có hàm lượng amoni cao, tập trung chủ yếu ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhóm nghiên cứu cho rằng đến nay chưa có hướng dẫn đánh giá thiệt hại cho ô nhiễm hay vi phạm gây ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt đối với việc khoanh vùng ảnh hưởng, lượng hoá thiệt hại về mặt sức khoẻ, sinh kế của người dân. Từ đó việc quy định bồi thường thiệt hại xảy ra ô nhiễm còn chưa triệt để, thiếu đầy đủ cả về mức độ tài chính và đối tượng được bồi thường.

“Chưa rõ ràng chế tài xử phạt, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm nước khiến nhiều doanh nghiệp không tuân thủ, xả thải gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Chính vì thế cần sớm xây dựng cơ chế bồi thường thiệt hại gây ô nhiễm nguồn nước, làm rõ cách tính phí đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác cát…”- nhóm nghiên cứu đề xuất.

Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề nóng

Ông Trần Quý Kiên - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, những năm qua đã chứng kiến nhiều loại hình thiên tai khác nhau liên quan đến nước xảy ra trên mọi miền của đất nước, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Điều đáng lưu ý là các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng xảy với ra thường xuyên và ngày càng khắc nghiệt hơn, với cường độ lớn hơn.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên


“Người dân khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long đã phải hứng chịu đợt hạn hán lịch sử, vô cùng khắc nghiệt và kéo dài, gây ảnh hoạt nghiêm trọng tới các hoạt động sản xuất kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân trong vùng. Trong khi đó, ở miền Bắc và khu vực Bắc Trung bộ lại hứng chịu những trận lũ lụt khốc liệt gây thiệt hại nặng nề như lũ quét ở Mù Cang Chải hồi tháng 8/2017. Đợt mưa lớn trái mùa giữa tháng 10/2017 khiến lưu lượng nước đổ về các hồ tăng cao đột ngột trong khi các hồ chứa đã tích đầy nước theo quy trình. Lần đầu tiên kể từ khi đưa vào vận hành, hồ Hòa Bình đã phải xả cấp tập 8 cửa đáy với lưu lượng xả lớn nhất là 16.520m3/s. Mưa lớn cũng gây ra những đợt lũ lịch sử, gây ngập lụt trên diện rộng ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ”- ông Kiên dẫn chứng.

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước cũng đang là vấn đề nóng ở Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông và người dân. Tuy nhiên, tình trạng xả nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn vào nguồn nước vẫn xảy ra thường xuyên và trên diện rộng. Hậu quả là một số con sông đã bị ô nhiễm nghiêm trọng và chất lượng nước của nhiều dòng sông không đáp ứng yêu cầu của các mục đích sử dụng.

“Nguyên nhân trực tiếp và sâu xa của các vấn đề trên bước đầu được xác định là do việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa bền vững ở cả các quốc gia thượng nguồn cũng như trong nội tại đất nước ta nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thêm vào nữa nước ta lại phải hứng chịu các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu khiến cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Quản lý tài nguyên nước bền vững là vấn đề cấp bách hiện tại để bảo vệ nguồn tài nguyên không thể thiếu được trong quá trình duy trì và phát triển của mỗi quốc gia”- ông Kiên nói.

Bạn đang đọc bài viết “Hồ tại các đô thị trở thành nơi chứa nước thải”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Miền Đông Tây Ban Nha cháy rừng dữ dội
Ngày 15/4, giới chức Tây Ban Nha cho biết trong điều kiện nhiệt độ cao bất thường, một trận cháy rừng đã thiêu trụi 500 ha đất tại miền Đông nước này và buộc 180 người phải sơ tán.
Bài thơ: Tháng Tư...
Sao trời nỡ đem mưa về phố vắng//Để tháng Tư ướt đẫm những cung đường//Chân trần bước... đếm ngày trôi thầm lặng//Rẽ lối nào... sẽ gặp lại người thương?!