Thứ bảy, 20/04/2024 18:56 (GMT+7)

Cung cấp nước sạch cho người dân phải đảm bảo tuyệt đối

MTĐT -  Thứ tư, 23/10/2019 13:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nước cần cho nhu cầu sống của mọi cơ thể và chiếm tới 80 - 90% khối lượng cơ thể sống. Nước là môi trường sống của sinh vật ở nước.

Nước thông qua chu trình vận động của mình đã tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, đồng thời điều hòa mọi yếu tố của khí hậu, đất đai và sinh vật. Nước cần cho nhu cầu sống của mọi cơ thể và chiếm tới 80 - 90% khối lượng cơ thể sống. Nước là môi trường sống của sinh vật ở nước. Nước đáp ứng các yêu cầu đa dạng của con người; tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, tạo ra điện năng và tô thêm vẻ đẹp cho cảnh quan…

Vấn đề được cử tri gửi đến kỳ họp lần này của Quốc hội là bảo đảm an ninh nguồn nước sau nước sạch nhiễm dầu thải ở nguồn nước sông Đà vừa qua. Việc xử lý của các cấp ngành chậm trễ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Cử tri đề nghị Quốc hội tập trung thảo luận, kiến nghị Chính phủ có giải pháp xử lý triệt để những vấn đề này.

Thông tin Công an tỉnh Hòa Bình tạm giữ 2 nghi phạm đổ trộm dầu thải vào đầu nguồn nước sạch sông Đà vẫn chưa khiến bạn đọc an tâm. Điều họ quan tâm là cần truy cứu trách nhiệm trong việc kiểm soát lỏng lẻo chất lượng nguồn nước.

Từ những lời khai ban đầu của 2 nghi phạm “đổ trộm dầu thải” được cơ quan chức năng cung cấp, nhiều bạn đọc nhận xét sự cố “nước sạch nhiễm bẩn” không chỉ là trách nhiệm của nhà máy nước sông Đà.

Tại cơ quan công an, 2 nghi phạm khai nhận được thuê đi từ Bắc Ninh đến một công ty gạch gốm sứ Phú Thọ để bơm chất thải vào 10 thùng chứa, sau đó di chuyển về một công ty ở Hưng Yên để gửi xe. Hai ngày sau các nghi phạm chở chất thải đến Phúc Tiến (Huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình). Xả thải xuống nguồn nước. Bạn đọc ngạc nhiên vì chất thải đã có thời gian đi “lòng vòng liên tỉnh” trước khi được xả xuống nguồn nước. Việc kiểm soát chất thải từ cơ sở sản xuất đã bị lỏng lẻo. Dư luận cho rằng trong vụ việc trên, các nghi phạm đổ đất thải xuống sông suối, nguồn nước dùng cho sinh hoạt, nên bị phát hiện. Nhưng nếu họ lén lút chôn lấp thì… “có trời mới biết”. Vì vậy nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý môi trường là phải thường xuyên kiểm ta các cơ sở sản xuất, kiểm tra các chất thải đã xử lý như thế nào, ở đâu.

Theo Luật sư Trương Xuân Hải (Đoàn Luật sư Hà Nội) , thiệt hại do nguồn nước sạch bị  nhiễm bẩn là rất lớn, do đó ngoài việc khởi tố vụ án “Gây ô nhiễm môi trường” cơ quan cần khởi tố thêm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” để làm rõ trách nhiệm của công ty Cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà khi biết nguồn nước nhiễm bẩn vẫn cung cấp cho nười dân.

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Tuấn Anh, Cty Luật Minh Bạch cho rằng, sau sự cố nước sạch sông Đà bị nhiễm bẩn khiến hàng triệu người dân ở Hà Nôi bị ảnh hưởng, cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình) khởi tố vụ án, “gây ô nhiễm môi trường” theo điều 235 BLHS 2015 trên nguyên tắc có dấu hiệu của hành vi phạm tội là cần thiết và kịp thời trong quá trình điều tra, cơ quan CSĐT có thể tiếp tục khởi tố bị can, nếu trường hợp không có hành vi phạm tội thì có thể đình chỉ vụ án .

Theo Luật sư Tuấn Anh, việc cơ quan CSĐT Công an huyện Kỳ Sơn khởi tố vụ án “gây ô nhiễm môi trường” là chưa đủ, bởi hành vi của người đổ trộm chất thải nguy hại ra môi trường đã rõ nhưng còn hành vi thiếu trách nhiệm của lãnh đạo Cty nước sạch sông Đà biết nguồn nước đã nhiễm dầu thải là nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng vạn người dân nhưng dường như không có bất kỳ một thông báo, biện pháp hạn chế thiệt hại. Đến khi người dân phản ánh, phía công ty nước sạch sông Đà cho biết nước vẫn đảm bảo tiêu chuẩn, trong khi cơ quan chức năng thành phố Hà Nội lại đưa ra kết quả xét nghiệm nước có hàm lường Styren vượt chuẩn theo quy định thì công ty mới có biện pháp khắc phục, ngừng cấp nước, sục rửa đường ống …Cơ quan điều tra cần xác định thiệt hại về vật chất của hàng vạn ngưởi dân Hà Nội đã sử dụng nguồn nước nhiễm dầu bẩn của công ty nước sạch sông Đà trong nhiều ngày qua. Theo tôi thiệt hại này là rất lớn, vượt quá căn cứ để xác định khởi tố tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 360 BLHS 2015 là gây thiệt hại từ 100 triệu đồng – Luật sư Tuấn Anh nêu quan điểm. Báo cáo của MTTQ Việt Nam gửi đến Quốc hội còn thống kê của Bộ y tế, Bộ TN – MT trung bình mỗi năm có khoảng 9.000 người tử vong do nguồn nước bị ô nhiễm, trên 200.000 người phát hiện ung thư. Đây cũng là mối đe dọa nghiêm trọng đế sức khỏe của người dân.

Ngoài ra, theo báo cáo, nhân dân phản ánh tiến độ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại các đô thị rất chậm, việc xử lý của các chính quyền địa phương đối với sự cố mơi trường, nhất là đối với các vụ cháy, nổ còn lúng túng, chẳng hạn như vụ cháy tại Công ty CP bóng đèn phích nước Rạng Đông, Hà Nội có sử dụng thủy ngân có độc tín cao. Nguyên thứ trưởng Bộ TN & MT Đặng Hùng Võ cho biết, việc quản lý cấp nước sạch cho người dân đều có các quy chuẩn kỹ tuật, nhưng trên thực tế không thực hiện dược theo đúng các quy chuẩn này, dẫn đến nhiều nguy cơ mất oan toàn nguồn nước.

Anh Tuân là nhân viên văn phòng ở Hà Nội. Vợ chồng anh cư trú tại khu đô thị mới trên địa bàn xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội). chung cư anh Tuân ở sử dụng nước sạch sông Đà. Sau khi báo chi thông tin về vụ việc, ngay lập tức anh vợ và con nhỏ về quê ngoại gửi vì lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hiện giờ  anh ở một mình, nước không có, sau mấy ngày nhịn đành mang quần áo, đồ đạc lên cơ quan ở nội thành tắm nhờ.

Cùng khu với anh Tuấn, anh Nguyên cũng cho vợ và hai con nhỏ về quê ở Nam Định để tránh nước bẩn này. Cách đây mấy ngày, lúc nước sông Đà nhiễm bẩn chưa được báo chí phát hiện và thông tin, con trai nhỏ của anh Nguyên bị tiêu chảy, phải nhập viện. Theo anh Nguyên, nhiều gia đình trong khu anh ở cũng đã di tản người già và trẻ em về quê tạm thời mấy ngày để nghe ngóng tình hình. Gia đình nào không di tản thì phải mua nước đóng chai sử dụng. “Nhiều nhà phải mua hàng triệu đồng tiền nước rồi. Không biết kéo dài đến bao giờ”. Anh Nguyên nói.

Phải đền bù thiệt hại cho người dân

Trao đổi với phóng viên chiều 17/10, nguyên thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ cho biết, việc q   uản lý cấp nước sạch cho người dân đều có quy chuẩn kỹ thuật, nhưng trên thực tế không thực hiện được theo đúng các quy chuẩn này. Ví dụ như hồ chứa cấp nước để sản xuất nước sạch hiện nay quản lý lỏng lẻo. Như vụ ở Hòa Bình, ngòai việc đổ thải gây ô nhiễm mang tính độc hại, đó, thực tế vẫn còn là nơi cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Việc tưới tràn trong nông nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón chảy xuống hồ cũng là một nguồn gây độc hại cho nguồn nước. Nếu không xử lý triệt để thì vẫn còn.

“Giải pháp đặt ra là cần kiểm tra, quản lý các nguồn cấp nước để sản xuất  nước sạch cho các đô thị. Quy trình quản lý phải chuẩn. Như ở các nước, nơi sản xuất nước sạch cho người dân đều được lắp các cảm biến tự động. Mọi chỉ số đều được đánh giá, công khai hàng ngày cho người dân được biết. Đấy là một cách giám sát hiệu quả, ai cũng biết, nhìn được chỉ số về nơi cung cấp nguồn nước”, ông Võ nói.

Theo ông Võ, với điều kiện hiện nay, việc lắp các thiết bị cảm biến đo các chỉ số như vậy “không còn cao xa”, các nước làm được, nhưng ở Việt Nam hiện vẫn chưa triển khai. Ông Võ đề nghị cần làm, vì mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân.

Liên quan đến chuyện bồi thường thiệt hại cho người dân do tình hình nước nhiễm bẩn gây ra, ông Võ cho biết, đây là quan hệ thương mại mang tính dân sự, giữa đơn vị cấp nước và người dân đô thị. Về nguyên tắc, bên bán nếu gây thiệt hại cho bên mua thì phải bồi thường, dù có ghi hoặc không ghi điều khoản trong hợp đồng.

Khẩn trương ổn định đời sống người dân

Vấn đề ô nhiễm môi trường, nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người dấn, “giải pháp gì để ổn định đời sống người dân” là câu hỏi được hầu hết cử tri đặt ra tại các cuộc tiếp xúc cử tri đặt ra tại các cuộc tiếp xúc cử tri của người dân TP. Hà Nội trước kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.

Cử tri Mẫn Văn Mai (Q. Tây Hồ) đề nghị có những biện pháp  cụ thể để xử lý các vấn đề ô nhiễm của thành phố vì đây đều là những vấn đề được phản ánh từ lâu nhưng chưa được xử lý thỏa đáng. Cử tri Nguyễn Mạnh Hảo (Q. Ba Đình) thì cho biết, rất lo lắng về tình trạng ô nhiễm nước sạch cấp cho cư dân thành phố của Công ty nước sạch Sông Đà.

Xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường ở các địa phương là một trong năm kiến nghị mà Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam gửi tới kỳ họp 8 của Quốc hội. Cụ thể, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài Nguyên - Môi trường, các bộ, ngành liên quan, các địa phương, trước hết là TP. Hà Nội, TP.HCM khẩn trương có giải pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt; có kế hoạch, lộ trình cụ thể và kiên quyết di dời các cơ sở trong nội thành tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ, ô nhiễm môi trường, dành quỹ đất xây dựng các công trình công cộng để phục vụ đời sống người dân, giảm tải giao thông và bảo vệ môi trường. Uỷ ban MTTQ Việt Nam cũng đề nghị cơ wquan chức năng cần thông tin kịp thời về tình hình, mức độ ô nhiễm môi trường để nhân dân chủ động phòng tránh.

Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam đề xuất nhà máy nước sạch sông Đà khẩn trương áp dụng các thiết bị công nghệ mới với khả năng kiểm tra liên tục hàm lượng một số hóa chất độc hại trong nước trước khi đưa vào nhà máy, có chế độ tự chuyển sang báo động khi thiết bị phát hiện có hóa chất độc hại với hàm lượng vượt ngưỡng quy định.

 Bên cạnh đó sẽ bóc toàn bộ phần đất nhiễm dầu tại khu vực dầu đổ xuống suối Trầm và xúc hết phần đất đã bị nhiễm dầu đưa về nơi tập kết chất thải nguy hại. Riêng khu vực gần trạm bơm hồ Đầm Bài, dự kiến sẽ bơm hút toàn bộ sa lắng, lấy mẫu phân tích. Quá trình làm sẽ dùng vật liệu chuyên dụng nhằm thu hồi dầu có thể lẫn trong bùn sa lắng.

Bên cạnh đó, Trung tâm đề xuất thay đổi công nghệ kiểm tra chất lượng nước. Theo ông Sơn, hiện nay nhà máy chỉ có thiết bị kiểm tra liên tục 3 chỉ tiêu là độ đục, pH và nhiệt độ. Với chỉ tiêu khác thì lấy mẫu phân tích hàng tuần. SOS đề xuất nhà máy khẩn trương áp dụng thiết bị công nghệ mới với khả năng kiểm tra liên tục hàm lượng một số hóa chất độc hại trong nước trước khi đưa vào nhà máy; có chế độ tự chuyển sang báo động khi thiết bị phát hiện có hóa chất độc hại với hàm lượng vượt ngưỡng quy định.

Ông Sơn cho biết, phương án trên cần phải trình lên cơ quan chức năng, nếu được phê duyệt, SOS sẽ phối hợp với phía Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà triển khai.

Theo ông Phạm Văn Sơn, sự cố này chỉ là một trong những sự cố dầu thải có thể xảy ra trên sông Đà nếu chúng ta không thực hiện tốt các giải pháp phòng ngừa.

Năm 2014, Chính phủ đã ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, quy định các địa phương phải xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố xăng dầu. Các cơ sở sử dụng xăng dầu sản xuất, vận tải, lưu chưa đều phải có kế hoạch ứng phó sự cố xăng dầu. Tuy nhiên, theo ông Sơn, các địa phương không có bể chưa quan tâm lắm đến vấn đề này dù trên thực tế có tới 25% các sự cố tràn dầu xảy ra trên đất liền.

Phải kiểm soát chặt chẽ việc cung cấp dịch vụ cho người dân.

Đồng chí Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhấn mạnh, UBND thành phố chỉ đạo xây dựng các quy định, cơ chế kiểm soát chặt chẽ mọi thành phần tham gia cung cấp dịch vụ cho người dân, đảm bảo an ninh, an toàn, nhất la cung cấp nước sạch sinh hoạt.

Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị các đại biểu Quốc hội, một mặt tiếp tục quan tâm, trao đổi, góp ý cho chính quyền thành phố về công tác quản lý, điều hành; mặt khác chuẩn bị tốt nhất cho kỳ họp sắp tới, nhất là có ý kiến trao đổi để các đại biểu Quốc hội cả nước quan tâm, sẻ chia và ủng hộ thành phố trong việc thực hiện Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị thành phố Hà Nội.

Nâng dần tỷ lệ cấp nước

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, sau năm triển khai chủ trương của thành phố về phát triển mạng lưới cấp nước sạch, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước sạch tăng từ 37% (năm 2016) lên 65% (đến hết tháng 9/2019), với hơn 2,6 triệu người. Cụ thể, thành phố đã chấp thuận cho 23 nhà đầu tư triển khai 34 dự án, trong đó có 11 dự án phát triển nguồn, 23 dự án phát triển mạng cấp nước cho 382/416 xã. Đến nay, 14 dự án phát triển mạng đã hoàn thành và cơ bản hoàn thành, đưa vào vận hành cấp nước cho nhân dân. Trong đó, từ đầu năm 2019 đến nay có thêm 70.788 hộ dân được sử dụng nước sạch, nâng tổng số hộ dân khu vực nông thôn được tiếp cận sử dụng nước sạch lên 664.745 hộ (đạt 65%). Để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu về nước sạch năm 2019, Hà Nội đang tiếp tục yêu cầu các nhà đầu tư tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai 8 dự án phát triển mạng đã được chấp thuận, nâng tỷ lệ người dân ngoại thành được sử dụng nước sạch đạt 73 - 75%.

Theo ông Nguyễn Đình Hà, Giám đốc Công ty cổ phần nước sạch Tây Hà Nội, đơn vị triển khai dự án nối mạng, cấp nước cho 14 xã, 1 thị trấn của huyện Hoài Đức. Đến nay, toàn bộ các xã khu vực trong đê đã hoàn thành, đưa vào vận hành. Tỷ lệ hộ dân đăng ký, đấu nối sử dụng nước đạt 73%. Còn một số xã ngoài bãi đang chờ thi công tường chắn đê, dự kiến cuối năm 2019, đầu năm 2020 có thể lắp đặt đường ống cấp nước.

Phó Trưởng phòng Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hà Nội) Lê Văn Du thông tin thêm, nhiều huyện hiện đã có tỷ lệ người dân đấu nối, sử dụng nước sạch khá cao, như: Thanh Trì (81%), Gia Lâm (77,08%), Hoài Đức (76,53%)… nhờ địa hình thuận lợi, gần nguồn cấp nước tập trung của thành phố. Song, một số huyện tỷ lệ này còn thấp như: Chương Mỹ (7,04%), Mỹ Đức (8,7%), Phú Xuyên (11,72%), Ứng Hòa (17,53%), Sóc Sơn (18%)… Đây là các huyện xa nguồn cấp nước tập trung nên việc phát triển mạng cấp nước còn ghậm. Ngoài ra, khó khăn về vị trí cũng khiến doanh nghiệp ngại đầu tư, do vốn bỏ ra lớn nhưng chậm thu hồi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ, mở rộng hệ thống nước sạch về nông thôn, ngày 6/9/2019, HĐND thành phố đã có phiên giải trình về việc cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn. Tại đây, các đại biểu, chính quyền các địa phương, Sở Xây dựng, chủ đầu tư… đã chỉ ra các vướng mắc cụ thể. Tiếp thu kết luận của Thường trực HĐND thành phố về phiên giải trình việc cung  cấp nước sạch cho nhân dân, ngày 8/10/2019, UBND thành phố đã có văn bản số 4450/UBND-ĐT giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành địa phương.

Cụ thể, Sở Xây dựng tham mưu UBND thành phố các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thực hiện tốt chỉ tiêu cung cấp nước sạch. Rà soát các nhà đầu tư chậm tiến độ, kiên quyết thu hồi dự án, thay đổi chủ đầu tư với trường hợp không triển khai dự án, không đảm bảo năng lực… Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, rà soát tổng thể các cơ chế chính sách để có giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư giải quyết những vướng mắc, thúc đẩy xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực nước sạch. Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất về giá nước sạch cho người dân ở khu vực nông thôn…

Đối với các địa phương, thành phố cũng yêu cầu tăng cường kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; giải quyết kiến nghị của người dân, nhà đầu tư. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền về lợi của việc sử dụng nước sạch để nhân dân hiểu, ủng hộ chủ trương, phủ kín mạng lưới cấp nước sạch trên địa bàn toàn thành phố…

Theo TS Nguyễn Ái Dũng, chuyên gia quản trị công, nguyên Phó văn phòng Quốc hội nghi ngờ có sự cạnh tranh không lành mạnh.

“Phản ứng của công ty cung cấp nước với sinh mệnh, sức khỏe của người dân chậm trễ. Liệu có giấu giếm chất lượng nước, thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức trong cung cấp dịch vụ công? Hàng loạt câu hỏi đặt ra với công ty nước sạch sông Đà chưa được giải đáp, ông Dũng đặt câu hỏi.

Theo ông Dũng, câu chuyện khủng hoảng nước sạch sông Đà là ví dụ điển hình cho thấy những lỗ hổng chính sách trong việc cung cấp dịch vụ công. Với tính chất đặc thù, tác động đến cuộc sống của đông đảo người dân, dịch vụ công dù giao cho tư nhân cung cấp nhưng chính quyền phải có trách nhiệm.

“Chuyện đổ dầu thải vào nguồn nước sạch sông Đà là cố ý hay vô ý?” Liệu có phải nguyên nhân do sự cạnh tranh giữa các công ty để giành thị trường cung cấp nước sạch béo bở? Dư luận đặt ra nhiều dị nghị về việc có hay không sự cạnh tranh không lành mạnh để chiếm thị phần cung cấp nước sạch”, ông Dũng đặt nghi vấn.

Theo ông Dũng, trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp chỉ hướng tới lợi nhuận, thúc đẩy kinh tế. Trong khi đó, các dịch vụ công như cung cấp nước sạch với nhu cầu lớn, là cơ hội vàng, là thị trường béo bở cho tư nhân tham gia. Động lực thao túng thị trường dịch vụ công rất lớn. Dịch vụ công phải theo nguyên tắc đảm bảo tính liên tục của dịch vụ, quyền tiếp cận bình đẳng của mọi người dân và giá cả phù hợp. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân của sự việc nước sạch sông Đà do khái niệm dịch vụ công chưa được định hình sáng tỏ ở Việt Nam và chưa có hành lang pháp lý cụ thể.

Nếu đúng như ý kiến ông Dũng cho thấy để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, ngoài việc phải đảm bảo công nghệ xử lý nước, cung cấp nước sạch cho nhân dân, quản lý chặt chẽ nguồn cung cấp nước. Đồng thời phải quan tâm công tác quản lý, đảm bảo công bằng trong lĩnh vực cạnh tranh, nhà nước phải xây dựng hành lang pháp lý cụ thể, phải xử lý nghiêm những kẻ lợi dụng khe hở của pháp luật, dùng các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh để thu lợi bất chính./.

Bạn đang đọc bài viết Cung cấp nước sạch cho người dân phải đảm bảo tuyệt đối. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất