Thứ bảy, 20/04/2024 14:04 (GMT+7)

Cấp nước Bảo Lộc: Để người dân không phải khổ vì giá nước

Minh Yến - Thế Bôn -  Thứ tư, 16/10/2019 15:09 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Vì lợi ích của cộng đồng dân cư, vì sự phát triển của TP.Bảo Lộc, đề nghị lãnh đạo địa phương xem xét, đánh giá một cách cẩn trọng trước khi phê duyệt dự án từ nguồn nước hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.

Sau khi các bài viết liên quan đến Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn ODA của Đan Mạch trong dự án Kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước sạch, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước thành phố (TP) Bảo Lộc đăng trên moitruongdothi.vn, chúng tôi đã nhận được ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của một số chuyên gia ngành nước: Vì lợi ích của cộng đồng dân cư, vì sự phát triển của TP.Bảo Lộc, đề nghị lãnh đạo địa phương xem xét, đánh giá một cách cẩn trọng trước khi phê duyệt dự án từ nguồn nước hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.

Nhà máy nước Công ty Thiên Hòa An cạnh hồ Nam Phương

Đâu là phương án khả thi?!.

Theo các nhà chuyên môn, mục tiêu của dự án (ngắn hạn) là giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân từ 26,5% năm 2017 xuống 16,5% vào năm 2020; Tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch từ 52% lên 90%-100% và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp nước sạch cho nhân dân trên địa bàn TP.Bảo Lộc, đáp ứng nhu cầu dùng nước đạt 120l/người/ngày đêm; Kiểm soát toàn bộ mạng lưới cấp nước về áp lực, lưu lượng và thất thoát, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cấp nước, ổn định và đáp ứng nhu cầu cho người dân. Do đó, khi triển khai phải lựa chọn phương án phù hợp với tình hình thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế, giảm áp lực nợ công, trong đó:

 Phương án đầu tư của Công ty CP cấp thoát nước và xây dựng Bảo Lộc (BWA):

- Cải tạo hệ thồng mạng lưới ống cấp nước TP.Bảo Lộc và xây dựng mới nhà máy lấy nước từ hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, dài 14 km, bằng vốn vay ODA của Đan Mạch, là 82%.

- Công suất nhà máy là 17.000m3/ngày đêm.

- Tổng chi phí đầu tư: 448.499.302.622 đồng.

- Giá nước khởi điểm năm 2021: 12.790 đồng/m2, sau đó sẽ tăng hàng năm.

Phương án đầu tư của Công ty Thiên Hòa An:

- Nâng cấp nhà máy nước hiện hữu công suất 5.000m3/ngày đêm lên 10.000m3/ngày đêm trong khuôn viên 23.000m2 ngay cạnh hồ Nam Phương, bằng vốn tự có của doanh nghiệp.

- Cải tạo và mở rộng mạng lưới hệ thống đường ống cấp nước thành phố Bảo Lộc, số tiền 66 tỷ đồng. Vốn cổ phần với Công ty BWA.

- Nâng cấp nhà máy nước công suất 10.000m3/ngày đêm lên 17.000m3/ngày đêm tại hồ Nam Phương, vốn tự có của doanh nghiệp.

- Lắp đặt đường ống dẫn nước thô từ hồ Lộc Thắng về nhà máy nước Nam Phương, đáp ứng đủ nhu cầu trong tương lai khi tăng lên 60.000m3/ngày đêm.

Nếu so sánh 2 dự án đầu tư cho thấy, dự án hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm của Công ty BWA, công suất 17.000m3/ngày đêm, công nghệ - xây dựng: Lọc - khử trùng/bê tông cốt thép, tổng mức đầu tư là 448.499.302.622 đồng, giá nước là 12.790 đồng/m3, trong đó, nguồn vốn ODA là 82%, vốn đối ứng 18%, thời gian hoàn thành dự án là 27 tháng. Trong khi đó, dự án đầu tư tại hồ Nam Phương, TP.Bảo Lộc của Công ty THA, công suất 17.000m3/ngày đêm, Công nghệ - xây dựng: Lọc - khử trùng/Bê tông cốt thép, tổng mức đầu tư là 193.251.067.692 đồng, giá nước là 8.985 đồng/m3, vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 3km, bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, thời gian hoàn thành là 18 tháng.

Như vậy, theo phương án của Công ty BWA, thời gian thi công dài hơn, chi phí cao hơn, phải vay vốn ODA, sẽ gia tăng nợ ngân sách, khó thu hồi được vốn cổ phần hóa của nhà nước. Hơn nữa, giá nước là 12.790 đồng/m2 là quá cao (hiện tại giá 8.895 đồng/m3), không mang lại lợi ích cho người dân TP.Bảo Lộc. Đáng chú ý là hồ Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, ở vị trí xa trung tâm thành phố 14km, không tận dụng nguồn nước hồ Nam Phương.

Công văn phản hồi của UBND tỉnh Lâm Đồng

Ngày 4/10/2019, UBND tỉnh Lâm Đồng có Công văn số 6394/UBND-XD2 do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Yên ký, gửi Ban biên tập Môi trường và Đô thị điện tử, có nội dung: UBND tỉnh Lâm Đồng cảm ơn quý báo đã theo dõi và quan tâm đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP.Bảo Lộc nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung và đã có bài báo mang tính chất xây dựng cho địa phương. Tuy nhiên, bài báo đã phản ánh một số thông tin chưa thật sự chính xác về dự án kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước sạch, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP. Bảo Lộc.

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn vay ODA của Đan Mạch

Trong đó, số liệu, phương pháp phân tích tính khả thi của Dự án theo nội dung bài báo là chưa phản ánh đúng tình hình thực tế và chưa đảm bảo tính khoa học, cụ thể là: Giá bán nước sạch hiện nay trên địa bàn TP.Bảo Lộc để làm cơ sở so sánh là 8.985 đồng/m3 nhưng đây là giá bán nước sạch của năm 2017 (giá bán nước sạch hiện nay là 9.014, 0 đồng/m3). Số liệu tính toán sản lượng cấp nước bình quân là 4.358.283m3/năm (chỉ tính với công suất 17.000m3/ngày đêm) là chưa phù hợp với công suất của Dự án), thực tế là 22.000m3/ngày đêm. Doanh thu bình quân cho vòng đời Dự án được tính toán trên cơ sở giá nước tại thời điểm năm đầu tiên của Dự án là không phù hợp (giá bán 12.790 đồng/m3). Đây là số liệu của Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư khi chưa thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Từ đó, các số liệu về lợi nhuận, doanh thu của Dự án theo phương án của bài báo là không chính xác. Do đó, việc khẳng định Dự án không hiệu quả, không thu hồi được vốn đầu tư là không có cơ sở.

Về nội dung Công văn phúc đáp của UBND tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi nhận thấy, UBND tỉnh tiếp nhận thông tin với tinh thần cầu thị và cung cấp thông tin về một số nội dung chính của Dự án đã chỉnh sửa theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện về Dự án. Về các bài báo đăng trên moitruongđothi.vn, trước khi viết bài, phóng viên đã nghiên cứu Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư sử dụng vốn ODA của Đan Mạch - Dự án kiểm soát tỷ lệ thất thoát nước sạch, nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước TP.Bảo Lộc, do Công ty cổ phần cấp thoát nước và Xây dựng Bảo Lộc làm chủ đầu tư, lập tháng 12/2017.

Ngoài ra tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, một số người nguyên là cán bộ ngành cấp thoát nước tỉnh Lâm Đồng, một số hộ dân ở TP.Bảo Lộc.

Về phía người viết bài, chúng tôi cần có cuộc tiếp xúc, trao đổi với cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng, để được cung cấp thông tin mới nhất liên quan đến dự án.

Bạn đang đọc bài viết Cấp nước Bảo Lộc: Để người dân không phải khổ vì giá nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ