Thứ sáu, 26/04/2024 13:46 (GMT+7)

Phú Yên: 'Nóng' nạn khai thác quặng trái phép tại Đông Hòa

MTĐT -  Thứ tư, 01/05/2019 08:56 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Hiện nay huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên là địa bàn diễn ra nạn khai thác khoáng sản đá, cát trái phép rầm rộ.

Ngày 11/4/2019, Báo Điện tử Tài nguyên và Môi trường đăng bài “Phú Yên: Nhức nhối nạn khai thác đá chẻ dưới chân núi Đá Bia” thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam phản ánh nạn khai thác đá chẻ tồn tại hàng chục năm ở địa phương mà chưa tìm được hướng xử lý. Cũng tại xã Hòa Xuân Nam, người dân còn tự ý đào núi mở đường xuống vịnh Vũng Rô để làm du lịch, gây mất an ninh trật tự địa phương và nhiều hệ lụy khác.

Qua xã Hòa Xuân Nam là đến xã Hòa Xuân Đông, ngay khu vực núi cầu Sông Ván người dân liên kết với doanh nghiệp tự ý ngang nhiên bửa núi lấy đá trước sự bất lực của chính quyền địa phương, khiến cho ngọn núi tan hoang, lở loét, nham nhở.

Khu vực núi cầu Sông Ván xã Hòa Xuân Đông người dân liên kết với doanh nghiệp tự ý ngang nhiên bửa núi lấy đá.

Khai thác đá rồi lại khai thác cát trái phép bừa bãi tại khu vực giáp ranh giữa xã Hòa Hiệp Nam và thị trấn Hòa Hiệp Trung. Từ đại lộ Hùng Vương, thành phố Tuy Hòa đi qua địa bàn huyện Đông Hòa, hai bên đường Hùng Vương người dân lấy cát vô tội vạ đã hình thành nhiều hố cát rộng và sâu rất nguy hiểm. Những hố cát này trở thành nơi chứa rác sinh hoạt của người dân quanh vùng. Người dân lấy cát trái phép bằng phương pháp thủ công, khi phát hiện các hộ dân đưa máy móc, thiết bị khai thác cát ra khỏi hiện trường. Diện tích khai thác khoảng 0,5 đến 1,0ha, độ sâu khai thác từ 5 - 10m.

Đại lộ Hùng Vương là con đường đầy tự hào của chính quyền và nhân dân thành phố Tuy Hòa, cửa ngõ ra vào thành phố, đường đến Cảng hàng không Tuy Hòa. Thế nhưng, hai bên đại lộ Hùng Vương qua địa phận huyện Đông Hòa, cát bị lấy nham nhở tạo thành hố sâu, rác thải vứt bừa bãi bốc mùi hôi thối vừa mất mỹ quan cảnh quan, vừa gây phản cảm cho người tham gia giao thông và du khách tham quan.

Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm tra tình hình khai thác cát tại huyện Đông Hòa của Sở TN&MT, UBND tỉnh Phú Yên giao UBND huyện Đông Hòa thực hiện nghiêm ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Trường hợp vẫn còn tiếp diễn tình trạng khai thác cát trái phép tại khu vực giáp ranh xã Hòa Hiệp Nam, thị trấn Hòa Hiệp Trung nói riêng và khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn nói chung thì Chủ tịch UBND huyện phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh. Chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với UBND thị trấn Hòa Hiệp Trung khẩn trương lập thủ tục di chuyển rác tại khu vực giáp ranh xã Hòa Hiệp Nam và thị trấn Hòa Hiệp Trung về tập trung tại khu xử lý rác của huyện.

Giao Ban quản lý Khu kinh tế Phú Yên thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và UBND huyện Đông Hòa tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản, đầu tư xây dựng trái phép tại Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chỉ đạo của UBND tỉnh là vậy, nhưng đến nay khu vực hai bên đại lộ Hùng Vương qua đoạn giáp ranh xã Hòa Hiệp Nam và thị trấn Hòa Hiệp Trung vẫn ngập trong rác thải sinh hoạt và những hố cát do người dân khai thác vẫn nằm nguyên vẹn chưa được san gạt bằng phẳng trả lại hiện trạng ban đầu.
Theo báo Tài Nguyên và Môi trường
Bạn đang đọc bài viết Phú Yên: 'Nóng' nạn khai thác quặng trái phép tại Đông Hòa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.