Thứ tư, 24/04/2024 02:07 (GMT+7)

Những tài nguyên nguy cơ bị cạn kiệt đầu tiên

MTĐT -  Thứ ba, 18/12/2018 17:37 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cùng với sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển như vũ bão của các ngành công nghiệp thì nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang gia tăng liên tục qua các năm.

Vì vậy, Trái đất có nguy cơ bước vào một cuộc khủng hoảng năng lượng khi các nguồn tài nguyên cạn kiệt.

Giữa năm 2018 vừa qua, một trong những ngân hàng lớn nhất thế giới vừa đưa ra lời cảnh báo rằng chúng ta đang dần sử dụng hết nguồn tài nguyên, thế nhưng chính quyền nhiều nước lẫn các công ty lớn không hề sẵn sàng đối mặt với vấn nạn này.

Mỗi một năm, ta sẽ có một "quỹ tài nguyên thiên nhiên" để mà sử dụng, phải tính toán sao để nó vừa vặn trong một năm. Nhóm các nhà phân tích tại HSBC đưa ra số liệu rằng ta đã sử dụng hết quỹ vào hôm mùng 1 tháng Tám vừa rồi. Báo cáo họ đưa ra dựa trên số liệu nghiên cứu từ Global Footprint Network (GFN).

"Ý kiến chủ quan của chúng tôi cho rằng những con số này, những sự kiện này cho thấy rất nhiều doanh nghiệp cũng như chính phủ các nước không sẵn sàng đương đầu với hậu quả của việc thay đổi khí hậu, mà cũng chẳng dùng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn được chút nào", các nhà phân tích tại HSBC tuyên bố.

Rất nhiều ngân hàng và các công ty quản lý tài sản đã đưa yếu tố thay đổi khí hậu vào những bản kế hoạch phát triển của mình. Tuy nhiên, cảnh tượng một ngân hàng đa quốc gia khổng lồ lên tiếng về vấn đề biến đổi khí hậu quả thật hiếm.

Đây không phải là lần đầu tiên có cảnh báo về việc nguồn tài nguyên bị cạn kiệt, điều này đã được giới khoa học lẫn nhiều tổ chức đưa ra. Theo đó, sẽ có những nguồn tài nguyên được cho là bị cạn kiệt sớm hơn cả như tài nguyên rừng, các loại khoáng sản, nước, đất...

1.Nước

Mặc dù có gần 70% bề mặt trái đất bao phủ bởi nước, nhưng chỉ có 2,5% lượng nước đó là nước tinh khiết phù hợp cho tiêu dùng. Một tỷ lệ nhỏ nước ngọt có thể được tìm thấy dưới dạng băng hoặc tuyết.

Tuy nhiên, do tác động của biến đổi khí hậu, lượng mưa và bằng mùa đông đã làm giảm trữ lượng nguồn cung cấp nước ngọt có thể được xử lý. Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc đã đưa ra dự đoán rằng đến năm 2025, 1.8 tỷ người sẽ không được tiếp cận với nước uống sạch.

2.Không khí

Không khí đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, thế nhưng môi trường không khí đang ngày càng bị ô nhiễm đe dọa đến cuộc sống của con người và cả giới động, thực vật.

Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, khí thải từ các nhà máy và các ngành công nghiệp, khai thác mỏ, khói và hóa chất độc hại là một số nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm không khí.

Cách tốt nhất để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên này là sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nguồn năng lượng thân thiện với môi trường, giảm lãng phí bằng cách tái sử dụng và xử lý cẩn thận chất thải để giảm thiểu tác hại đến môi trường.

3.Than đá

Than có thể tốt hoặc xấu. Nhưng nó có vai trò thiết yếu hàng ngày đối với cuộc sống con người. Nguyên liệu này được dùng rộng rãi nhưng lại không thể tái tạo được trên Trái Đất. Dự báo, than sẽ trở thành một loại nhiên liệu khan hiếm trong tương lai.

4.Dầu mỏ

Dầu là một nguồn tài nguyên thiên nhiên là một nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Với tốc độ tiêu thụ như hiện tại, lượng dự trữ dầu trên toàn thế giới sẽ tiếp tục giảm và các nguồn dầu có thể chỉ đủ trong 30-40 năm nữa. Có những phương pháp mới cũng như các mỏ dầu mới đang được khai thác, nhưng theo các nhà địa chất, không có cách nào có thể cung cấp dầu không giới hạn và có thể dẫn đến tình trạng khủng hoảng trong những năm tới.

5.Khí thiên nhiên

Khí thiên nhiên từ nhiên liệu hóa thạch là một nguồn tài nguyên thiên nhiên không tái tạo được. Khí thiên nhiên thường được gọi đơn giản là "khí", đặc biệt là khi so sánh với các nguồn năng lượng khác như dầu hoặc than đá.

Ước tính đến năm 2050, hầu hết các nguồn nhiên liệu sẽ biến mất khỏi trái đất. Khí tự nhiên có thể tồn tại lâu hơn một chút so với dầu và có thể kéo dài khoảng 60 năm. Khí đang là một lựa chọn tốt hơn so với dầu nhưng sự tiêu thụ ngày càng tăng có thể làm cho nguồn khí tự nhiên khan hiếm trong những năm tới. Khí tự nhiên được tạo thành từ hydrocacbon có khí mê-tan và được sử dụng cho các mục đích nấu ăn khác nhau, tạo ra điện cũng như sưởi ấm.

6.Phốt pho

Đây là nguồn chính để phát triển tất cả các mặt hàng thực phẩm, và là thành phần cốt lõi trong phân bón hóa học để trồng cây lương thực và thực phẩm. Tuổi thọ ước tính của phốt pho là khoảng 100 năm, do đó cần tìm ra các sản phẩm thay thế mới trước khi nguồn tài nguyên này cạn kiệt.

7.Các loại khoáng sản

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong công nghiệp, các loại tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng bị khai thác quá mức.

Theo Hội đồng vàng Thế giới, cho đến nay con người đã khai thác khoảng 190.000 tấn, tương đương gần 77% tổng dự trữ vàng toàn cầu.

Theo ước tính của Hội đồng vàng Thế giới, chỉ còn khoảng 54.000 tấn vàng nằm ở độ sâu vừa phải có thể khai thác được.

Sản lượng khai thác vàng hiện nay ở mức gần 3.100 tấn/năm. Điều này có nghĩa trong vòng chưa đầy 20 năm nữa, trữ lượng vàng toàn cầu sẽ cạn kiệt. Khi nguồn vàng ngày giảm, chi phí dò tìm và khai thác trở nên đắt đỏ hơn.

Sắt có nguồn cung hạn chế và được sử dụng trong các thế kỷ trước đó trong vũ khí và hiện nay cho các tòa nhà, giao thông và xây dựng cơ sở hạ tầng. Do nhu cầu lớn trong các ngành công nghiệp hiện đại, trữ lượng tự nhiên của các loại quặng này cũng dần dần cạn kiệt do hoạt động khai thác quá mức

8.Đất

Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng giúp cây phát triển. Đã có những cảnh báo về rủi ro liên quan đến xói mòn đất cùng với biến đổi khí hậu trên Trái Đất trong tương lai. Canh tác và trồng trọt đã phá vỡ tỷ lệ cacbon trong đất trong vài năm qua, điều này có khả năng giảm thiểu tác động lâu dài của phát thải khí nhà kính do đốt các nhiên liệu hóa thạch.

9.Rừng

Rừng cung cấp lương thực, nơi trú ẩn, nhiên liệu, vật tư y tế, gỗ, giấy.... Rừng cũng tạo môi trường sống tự nhiên cho các loài sinh vật. Sự suy giảm tài nguyên rừng có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi đến khí hậu, bảo tồn đất và đa dạng sinh học...

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Những tài nguyên nguy cơ bị cạn kiệt đầu tiên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới