Thứ năm, 28/03/2024 23:31 (GMT+7)

Gia Lai: Khoáng sản đang chảy máu!

Mai Trung -  Thứ năm, 28/06/2018 14:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Theo phản ánh của người dân, phóng viên tìm đến cánh đồng Ia Klay thuộc xã Ia Băng huyện Đăk Đoa. Hiện ra trước mắt là một cánh đồng bị băm nát bởi đá tặc.

Cánh đồng Ia Klay thuộc xã Ia Băng huyện Đăk Đoa (tỉnh Gia Lai) chuyên phục vụ trồng lúa nước, thế nhưng đá tặc đã băm nát cánh đồng và khoáng sản đang chảy máy hàng ngày nhưng chính quyền huyện Đăk Đoa vẫn bình chân như vại!

Theo phản ánh của người dân, phóng viên tìm đến cánh đồng Ia Klay thuộc xã Ia Băng huyện Đăk Đoa. Hiện ra trước mắt là một cánh đồng bị băm nát bởi đá tặc. Chỗ thì đất được múc lên lấy đá, chỗ thì hũm sâu xuống thành một cái hố nước vài mét vuông. Cá biệt có chỗ giống như một cái ao sâu tới vài mét chưa được san lấp gây nguy hiểm cho trẻ chăn bò tại đây. Tại thời điểm phóng viên ghi hình là 10 giờ 55 phút có ba máy múc đang hoạt động hết công suất, 2 xe ben nhỏ đang vận chuyển đá ra khỏi công trình và 1 xe ben nhỏ đang đổ đất.

 Một người đang khai thác đá thuê tại cánh đồng Ia Klay

Người dân làng Bông La cho biết các đối tượng khai thác đá ở đây đã hơn một năm. Chủ yếu các chủ khai thác đá lậu đi xin người dân có ruộng lấy đá rồi bồi hoàn lại mặt bằng. Chỗ nào không có đường đi, thì làm đường đi nhờ trên đất người dân rồi trả tiền.

Thậm chí để khai thác đá cho dễ, các chủ khai thác còn làm con đường dài dẫn ra ruộng và dựng nhà bằng khung sắt quây tôn để cho thợ nghỉ ngơi. Cứ thế hơn một năm, gần 10ha của cánh đồng Ia Klay đã bị băm nát, ước tính đã có hàng trăm mét khối đá móng được bán ra thị trường xây dựng. Trong khi đó nhà nước đã mất một khoản thuế thu nhập cá nhân, thuế môi trường.

Cánh đồng trồng lúa đã bị đá tặc băm nát

Khi được phóng viên hỏi, một người thợ chẻ đá ở đây cho biết “mình chẻ đá ở đây lâu rồi, mỗi viên tính một ngàn đồng. Ở đây có mấy chủ khai thác là ông Nguyễn Hoài Tân, ông Lương Văn Tám và ông Phạm Xuân Tấn.”

Đá khai thác tại đây được Cửa hàng VLXD Chí Dung có địa chỉ tại làng Choét đường Nguyễn Chí Thanh thu mua với 1.800 đồng/viên.

Ông Phạm Quý Thành – Chủ tịch UBND xã Ia Băng cho biết “chúng tôi cũng đã có biết chỗ đó, mấy lần trước có xử phạt và đình chỉ hết rồi mà. Mai tôi sẽ cho cán bộ địa chính đi kiểm tra.”

 Hố nước sâu sau khai thác đá rất nguy hiểm cho trẻ em chăn bò tại cánh đồng

Tuy nhiên tại cánh đồng chúng tôi ghi nhận vẫn có nhiều hoạt động khai thác đá được tiến hành nhưng không bị ngăn cản hành vi khai thác trộm khoáng sản này. Liên quan đến vấn đề này phóng viên đã xuống làm việc với Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đăk Đoa và hai lần gọi điện thoại nhưng không gặp được vị trưởng phòng để trao đổi.
Với trên ba vị trí khai thác tại cánh đồng, đã có hàng trăm mét khối đá đã bị lấy mất khỏi nơi đây.

 Hoạt động khai thác đá ở đây được người dân cho biết đã diễn ra hơn một năm

Thiết nghĩ, khoáng sản đang chảy máu hàng ngày trên những cánh đồng, đá tặc sẽ không khai thác trộm nếu không có sự dung túng nào đó của một bộ phận trong cơ quan công quyền, đặc biệt là ngành chức năng quản lý. Đây là câu hỏi mà dư luận đang chờ lãnh đạo của huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai trả lời./.

Bạn đang đọc bài viết Gia Lai: Khoáng sản đang chảy máu!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.