Thứ sáu, 26/04/2024 00:07 (GMT+7)

Đề xuất sửa Luật Đất đai năm 2013

MTĐT -  Thứ ba, 26/12/2017 15:31 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đưa ra một loạt đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2013, nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp...

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai với ba mục tiêu chính là đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn bảo đảm sử dụng đất đai hiệu quả, tiết kiệm và bền vững; tăng nguồn thu từ đất đai và giảm khiếu kiện về đất đai.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực tiễn thi hành Luật đất đai vẫn còn tồn tại bất cập như tiếp cận đất đai khó khăn vẫn là một trong những rào cản để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.

Việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp; tình trạng tham nhũng, trục lợi và thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất đai vẫn còn diễn ra; quá trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp diễn ra còn chậm, đất đai manh mún đang là yếu tố cản trở người dân và doanh nghiệp đầu tư dài hạn vào nông nghiệp.

Một khu đô thị ở Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 5 Luật Đất đai theo hướng bổ sung người sử dụng đất là cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở.

Ngoài ra, Bộ cũng kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 10 về phân loại đất; sửa đổi, bổ sung các Điều có liên quan đến quy hoạch sử dụng đất để đảm bảo đồng bộ, thống nhất với Luật Quy hoạch; sửa đổi, bổ sung Điều 57 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất để một mặt quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng; một mặt thuận lợi cho việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất linh hoạt giữa các loại đất trong nội bộ nhóm đất nông nghiệp để phù hợp với cơ chế thị trường…

Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua ngày 29-11-2013 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2014, cho tới nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, bên cạnh những mặt tích cực và các thành tựu đã đạt được, pháp luật đất đai và việc thi hành pháp luật đất đai vẫn còn bộc lộ những mặt tồn tại, hạn chế.

Đó là nguồn lực về đất đai chưa được khai thác và phát huy đầy đủ để trở thành nguồn nội lực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn; tạo quỹ đất để đấu giá, đặc biệt là việc khai thác đất ven các công trình hạ tầng đã đầu tư xây dựng); việc sử dụng đất ở nhiều nơi còn lãng phí, hiệu quả thấp (dự án không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng); khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai vẫn chiếm tỷ trọng lớn (70%).

T/H

MTĐT

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất sửa Luật Đất đai năm 2013. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.