Thứ bảy, 20/04/2024 02:00 (GMT+7)

Brazil phát động chiến dịch ngăn chặn lâm tặc phá rừng Amazon

MTĐT -  Thứ năm, 06/06/2019 16:27 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Cơ quan bảo vệ môi trường của Brazil IBAMA đã phát động một chiến dịch lớn nhất từ trước đến nay nhằm ngăn chặn nạn lâm tặc đang ngày càng hoành hành tại rừng Amazon.

Theo TTXVN, thông báo ngày 5/6 của Bộ Môi trường Brazil, bộ chủ quản của IBAMA, cho biết nhằm hỗ trợ binh sỹ và lực lượng cảnh sát địa phương, bộ trên đã cử 165 đặc vụ tới các bang Acre, Amazonas, Maranhão, Mato Grosso, Pará, Rondonia và Roraima.

Nhiệm vụ của lực lượng mới tăng cường này là khoanh vùng các khu vực lâm tặc hoạt động ráo riết nhất để hạn chế tối đa những thiệt hại đối với môi trường.

Kết quả phân tích dữ liệu của hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm cho thấy tốc độ phá rừng rậm nhiệt đới Amazon đang gia tăng và tháng Năm vừa qua đã ghi nhận mức độ nhanh nhất trong một thập niên qua.

Người đứng đầu INPE Claudio Almeida nhận định nếu tình trạng này tiếp diễn, năm 2019 sẽ là "năm tồi tệ" đối với rừng Amazon, bởi vậy việc ngăn chặn tình trạng này sẽ phụ thuộc vào chính sách quản lý rừng của Chính phủ Brazil trong 2 tháng tới.

Rừng Amazon đang bị tàn phá nghiêm trọng. Ảnh: Internet.

Theo các nhà khoa học, tốc độ suy giảm rừng nhiệt đới đang ở mức báo động, tương đương với 30 sân bóng đá biến mất mỗi phút. Đáng lo ngại, khoảng 1/3 diện tích rừng bị mất, tương đương 36.000 km2, là rừng nhiệt đới nguyên sinh - nơi có nhiều loài động vật hoang dã phong phú nhất hành tinh và là nơi hấp thụ nhiều khí CO2 vốn làm Trái Đất nóng lên. Thống kê cho thấy, rừng hấp thụ khoảng 30% lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, với trên 11 tỷ tấn C02 mỗi năm.

Cũng theo Tổ chức theo dõi rừng toàn cầu, 5 nước có diện tích rừng nguyên sinh suy giảm nhiều nhất thế giới là Brazil (13.500 km2), CHDC Congo (4.800 km2), Indonesia (3.400 km2), Colombia (1.800 km2) và Bolivia (1.500 km2).

Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua, Tổng thống Jair Bolsonaro đã giải thể một số cơ quan bảo vệ môi trường, trong đó có Cơ quan bảo vệ môi trường Brazil IBAMA và một ủy ban về lâm nghiệp.

Là quốc gia sở hữu nhiều nhất diện tích "lá phổi xanh" của Trái Đất, nhưng Brazil cũng là nước mất nhiều rừng nhất năm 2018 với gần 16.187 km2. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng phá rừng phục vụ cho hoạt động chăn nuôi gia súc, trồng đậu nành hay khai thác mỏ.

Không những thế, các nhà hoạt động môi trường của nước này đã bày tỏ quan ngại về khả năng diện tích rừng Amazon sẽ còn bị thu hẹp hơn nữa bởi chính phủ của Tổng thống Jair Bolsonaro từng tuyên bố kế hoạch khám phá và khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên của khu rừng già này để phục vụ các lợi ích về kinh tế.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Brazil phát động chiến dịch ngăn chặn lâm tặc phá rừng Amazon. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Trị sắp đấu giá 10 mỏ khoáng sản
Trong 10 mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Trị đưa ra đấu giá lần này, có 9 mỏ đất và 1 mỏ cát, sỏi. Hiện có 17 công ty đủ điều kiện tham gia đấu giá đối với các mỏ khoáng sản trên.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...