Thứ sáu, 19/04/2024 16:24 (GMT+7)

Trĩ - bệnh của bàn tiệc!

MTĐT -  Thứ ba, 26/02/2013 09:17 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Đây là lời khẳng định của PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, về nguyên nhân gây bệnh trĩ và sự gia tăng của số lượng bệnh nhân đến khám và chữa biến chứng do trĩ sau Tết.

Muôn kiểu phát bệnh

Bà Trần Thị Nhung (70 tuổi) bị trĩ đã lâu và mỗi lần bị mệt, máu chảy thành giọt, con cái đều bảo đấy là tại vì bà đi chơi nhiều quá. Còn bà thì cho rằng đó là do phải trông mấy đứa cháu nghịch ngợm, đầu óc căng thẳng nên mới bị thế. Vậy mà đợt Tết này, bà không đi đâu xa cũng chẳng phải trông cháu nhưng bệnh vẫn tái phát liên tục.

Còn chị Thu Hương (32 tuổi) cũng có biểu hiện trĩ từ khoảng 1 năm nay. Đi khám bác sĩ, chị mới biết ngoài 30 là độ tuổi thường bắt đầu bị trĩ và nguyên nhân là do chị quá ít vận động. Biết vậy chị tham gia 1 lớp aerobic, thấy tình hình cải thiện ít nhiều. Nhưng tết còn có mấy ngày nữa thì bệnh lại tái phát.

Riêng bác PhạmTrung (52 tuổi) thì không quên được đợt nhập viện sau mùng 5 tết vừa rồi vì búi trĩ không co lên, sưng nề khiến bác vô cùng đau đớn dù cả tết bác chỉ ở nhà tiếp khách khứa.

Ăn uống - Thủ phạm chính gây trĩ

Trên thực tế, những trường hợp như phải đi khám và điều trị trĩ sau Tết không hiếm. Và dù chưa có thống kê nhưng cứ đến hẹn lại lên, tỉ lệ đi khám và điều trị biến chứng của trĩ sau Tết thường tăng cao hơn các dịp khác.

Đó là bởi vì có quá nhiều yếu tố làm bệnh tái phát hay nặng thêm trong dịp này, trong đó quan trọng nhất là ăn uống. Không chỉ là ăn nhiều mà cả việc ăn uống thất thường, bữa ăn nhiều thịt, ít rau; những món ăn để quá lâu, chế biến không đảm bảo vệ sinh… ở các hàng quán tại các lễ hội, bến xe… đều có thể làm bệnh trĩ nặng lên hoặc tái phát. “Táo bón, kiết lị hay tiêu chảy đều có thể sinh trĩ và làm bệnh nặng thêm”, PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm cho biết.

Ví như trường hợp của bà Nhung, nguyên nhân khiến bà bị trĩ là vì tiếc của nên bà thường ăn cố để “dọn mâm” sau khi cả nhà ăn xong. Chưa kể, bà cũng tặc lưỡi ăn luôn cả những thức ăn hâm đi hâm lại cả chục lần không ai đụng tới. Vậy là chuyện tiêu chảy, ấm ách bụng cứ liên tục diễn ra.

Còn chị Hương thì tái phát bệnh bởi trước Tết, vì lo hoàn thành công việc nên chị ăn uống thất thường, thức đêm nhiều; chưa kể những ngày trưa thì ăn buffet, tối lại ăn hải sản; lại không có thời gian tập thể dục.

Riêng bác Trung thì thủ phạm chính là uống nhiều bia rượu và các món cay nóng.

Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường, cảm xúc thay đổi đột ngột… cũng có thể góp phần gây bệnh, phát bệnh và biến chứng.

Do đó, theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, cách phòng bệnh trĩ tái phát trong dịp Tết hiệu quả nhất là nên chú trọng dinh dưỡng trong những dịp lễ Tết như ăn uống điều độ, tăng cường rau củ quả, uống nhiều nước, tăng cường vận động, ổn định cảm xúc; không nên nhịn đại tiện, sau khi đi vệ sinh cần rửa bằng nước thay vì dùng giấy (tránh cọ xát trực tiếp làm tăng phù nề, sưng đau).

Còn khi người bệnh đã lên cơn trĩ cấp tính (chảy máu nhiều, búi trí bị sa xuống, đau rát) thì người bệnh nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, sử dụng thuốc điều trị hiệu quả, đã được kiểm chứng từ nhiều đời như bài thuốc nổi tiếng Bổ trung ích khí. Bài thuốc này vừa điều trị triệu chứng, giúp cầm máu, giảm đau, từ từ co búi trĩ vừa điều trị nguyên nhân, tăng cường chức năng tiêu hóa, chống táo bón, ngăn ngừa bệnh tái phát.
T.H/DT
Bạn đang đọc bài viết Trĩ - bệnh của bàn tiệc!. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tin mới

Bài thơ: Phố giao mùa
Phố giao mùa bâng khuâng lối cũ//Lá sấu rụng đầy vướng chân đi///Cố dịu dàng qua thời con gái///Em nào có được gì?
Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước