Thứ bảy, 20/04/2024 05:25 (GMT+7)

Tin tức trong ngày dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 26/3/2020

MTĐT -  Thứ năm, 26/03/2020 19:33 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tin tức dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất hôm nay 26/3/2020, cập nhật tin tức nóng nhất, mới nhất dịch Covid-19 ngày 26/3 do Môi trường và Đô thị Việt Nam tổng hợp.

 >>> Xem thêm: Tin tức trong ngày dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 27/3/2020

Cập nhật lúc 18h00 ngày 26-03-2020:

Thế giới: 474.973 người mắc, 21.357 người tử vong, trong đó:

- Italy: 74.386 người mắc; 7503 người tử vong.

- Hoa Kỳ: 68.489 người mắc; 1036 người tử vong.

- Tây Ban Nha: 49.515 người mắc; 3.647 người tử vong

Việt Nam: 153 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:

16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).

01 bệnh nhân (BN18) mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến 20/3) được chữa khỏi (giai đoạn 2).

 Cập nhật dịch Covid-19 trên thế giới

Vào lúc 5h58 ngày 26/3/2020 (giờ Việt Nam), trang thống kê toàn cầu Worldometer cập nhật như sau: Thế giới có 21.175 trường hợp tử vong do dịch bệnh Covid-19 (gây ra bởi virus SARS-CoV-2) và 467.537 người mắc căn bệnh này.

Như vậy, trong 24 giờ qua, số ca tử vong trên toàn thế giới đã tăng thêm 1.372 ca tử vong do Covid-19 và 20.946 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới.

Covid-19 xuất hiện ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, Italy và Tây Ban Nha là những nước có số ca tử vong trong một ngày cao nhất trong khi số người nhiễm ở Mỹ tăng mạnh.

Italy: Số ca tử vong vượt 7.500 người

Theo số liệu từ Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy, con số tử vong mới nhất thấp hơn mức 743 công bố ngày hôm qua, nhưng nhiều hơn tổng của hai ngày liên tiếp trước đó và là mức cao thứ ba kể từ khi dịch bệnh nổ ra ở miền Bắc nước này vào cuối tháng 2.

Tính đến nay, Italy là nước có nhiều ca tử vong vì bệnh nhất, theo sau là Tây Ban Nha, nước vừa vượt qua Trung Quốc đại lục về số ca tử vong.

Khu vực Lombardy ở miền Bắc Italy, tâm dịch của cả nước, chứng kiến việc ca nhiễm và ca tử vong mới giảm mạnh vào ngày 25/4, làm dây lên hy vọng dịch bệnh có thể đã chậm đà tăng tại đây, theo Reuters.

Tuy nhiên, cùng lúc đó cảnh báo cũng được gióng lên từ miền Nam, nơi số ca nhiễm và tử vong thấp hơn hẳn, nhưng lại đang tăng lên nhanh chóng. Các chỉ dấu mới làm dấy lên quan ngại hệ thống chăm sóc y tế của vùng này, vốn không được trang bị tốt như phía bắc giàu có, có thể sẽ sớm bị quá tải.

Số ca nhiễm được xác nhận của Italy tăng từ 69.176 lên 74.386.

Khu vực Lombardy ở miền Bắc Italy, tâm dịch của cả nước, chứng kiến việc ca nhiễm và ca tử vong mới giảm mạnh vào ngày 25/4, làm dây lên hy vọng dịch bệnh có thể đã chậm đà tăng tại đây, theo Reuters.

Tuy nhiên, cùng lúc đó cảnh báo cũng được gióng lên từ miền Nam, nơi số ca nhiễm và tử vong thấp hơn hẳn, nhưng lại đang tăng lên nhanh chóng. Các chỉ dấu mới làm dấy lên quan ngại hệ thống chăm sóc y tế của vùng này, vốn không được trang bị tốt như phía bắc giàu có, có thể sẽ sớm bị quá tải.

Tây Ban Nha: Số người chết vượt Trung Quốc

Chính phủ Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong vì dịch COVID-19 trong ngày 25-3 ở nước này là 738 người, nâng tổng số người chết vì đại dịch lên 3.434 trường hợp, theo đài CNA.

Tổng số ca nhiễm bệnh ở Tây Ban Nha là 47.610 trường hợp.

Tây Ban Nha đã vượt qua Trung Quốc và trở thành nước có số người chết vì COVID-19 cao thứ hai thế giới, chỉ sau Ý.

"Chúng ta đang tiến tới điểm đỉnh dịch", điều phối viên chương trình ứng phó khẩn cấp của Bộ Y tế Tây Ban Nha, ông Fernando Simon nói.

Các quan chức y tế hy vọng đỉnh dịch sẽ đến sớm và có thể chứng minh được tính hiệu quả của các biện pháp phong tỏa.

Ông EnriqueRuiz Escudero, một quan chức y tế cấp cao của vùng Madrid cho biết cuộc khủng hoảng này là "chưa từng có trong lịch sử ngành y tế quốc gia Tây Ban Nha" và cho rằng lệnh phong tỏa nên kéo dài qua lễ Phục sinh.

Pháp có thêm 231 người chết

Ngày 25/3, pháp ghi nhận thêm 231 ca tử vong vì virus trong 24 giờ trước đó, dù những con số này chỉ tính ca tử vong tại bệnh viện, không bao gồm những người chết ở nhà dưỡng lão hoặc bên ngoài bệnh viện. Số ca tử vong của Pháp giảm 9 ca so với 24 giờ trước đó.

Tổng số ca nhiễm của nước này là 25.233, 1.331 trường hợp tử vong, với 86% trong số đó là người trên 70 tuổi.

Đức ghi nhận thêm 4.332 ca nhiễm và 47 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt là 37.323 và 206. Dù là vùng dịch lớn thứ năm thế giới và lớn thứ ba châu Âu, tỷ lệ tử vong ở nước này chỉ khoảng 0,5%. Bộ Y tế Đức cho biết Đức đã thực hiện nhiều xét nghiệm và người nhiễm tại nước này khá trẻ, tuy nhiên họ cho rằng không nên quá chú ý đến tỷ lệ tử vong thấp vì tình hình có thể thay đổi.

Nước Anh ghi nhận 9.529 ca mắc bệnh COVID-19 với 465 ca tử vong. Đáng chú ý trong ngày 25/3, Thái tử Anh Charles đã được xác nhận có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Quốc hội Anh sẽ tạm ngừng hoạt động trong ít nhất 4 tuần kể từ ngày 25/3. Theo kế hoạch ban đầu, quốc hội nước này sẽ tạm ngừng hoạt động trong 3 tuần kể từ ngày Lễ Phục sinh (31/3). Tuy nhiên, bản kiến nghị do lãnh đạo các nghị sỹ thuộc đảng cầm quyền tại Hạ viện Jacob Rees-Mogg đưa ra ngày 25/3 đề xuất triển khai chương trình này sớm hơn một tuần do lo ngại các nghị sỹ và nhân viên có nguy cơ sẽ bị lây nhiễm COVID-19 nếu vẫn tiếp tục làm việc.

Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo hoãn tổ chức cuộc trưng cầu ý dân trên toàn quốc về việc sửa đổi Hiến pháp do dịch COVID-19 đang lây lan mạnh tại nước này. Ông Putin cho biết Chính phủ Nga sẽ đánh giá tình hình để ấn định thời gian tổ chức phù hợp. Theo kế hoạch trước đó, cuộc trưng cầu ý dân về sửa đổi Hiến pháp sẽ được tổ chức tại Nga vào ngày 22/4 tới. Đến nay, Nga đã ghi nhận 658 ca mắc bệnh và 1 ca tử vong.

Tổng cộng châu Âu báo cáo hơn 14.000 người chết vì nCoV, chiếm khoảng 66% số ca tử vong toàn cầu.

Mỹ tăng 10.000 ca nhiễm

Mỹ đang là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh nhiều thứ 3 thế giới với 65.018 ca mắc COVID-19, trong đó 921 ca tử vong.

Tổng số này không bao gồm các trường hợp công dân hồi hương từ Vũ Hán, Trung Quốc và Nhật Bản. Các số liệu của CDC không nhất thiết phản ánh các trường hợp được báo cáo bởi từng bang.

Theo CNN, CDC và Đại học Phẫu thuật Mỹ khuyến nghị các bệnh viện, hệ thống y tế và bác sĩ phẫu thuật hoãn hoặc hủy các dịch vụ tự chọn và không khẩn cấp.

Đại học Phẫu thuật Mỹ cho biết điều này là cần thiết để giữ cho "cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe có thể hỗ trợ sự gia tăng nhanh chóng và áp đảo trong nhu cầu chăm sóc bệnh nhân quan trọng".

Bang Colorado và Idaho đã yêu cầu người dân ở nhà để tránh virus lây lan. California, Illinois, New York, New Jersey, Connecticut đã ra động thái tương tự trước đó.

Tại châu Á, Iran vẫn là vùng dịch lớn thứ hai châu Á, sau Trung Quốc đại lục, với 27.017 người nhiễm và 2.077 ca tử vong. Nước này sắp ra lệnh cấm di chuyển giữa các thành phố sau khi hàng trăm nghìn người dân vẫn phớt lờ khuyến cáo hạn chế đi lại của chính phủ.

Trung Quốc ghi nhận thêm 6 ca tử vong do COVID-19 và 67 ca nhiễm mới tại đại lục tính đến hết ngày 25/3, tăng so với 4 ca tử vong và 47 ca nhiễm của ngày 24-3.

Hàn Quốc thông báo thêm 100 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 9.137 người. Đến nay, Hàn Quốc ghi nhận tổng cộng 126 ca tử vong, trong đó 6 ca mới.

Tại Đông Nam Á, Singapore có kỷ lục 73 ca nhiễm mới. Theo Reuters, Bộ Y tế Singapore cho biết nước này ghi nhận 73 ca nhiễm mới trong ngày 25/3, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 631.

Khoảng một nửa trong số những ca nhiễm mới là ngoại nhập, trong khi số trường hợp còn lại diễn ra trong cộng đồng.

Malaysia đã ghi nhận 172 ca nhiễm mới virus, nâng tổng số ca mắc bệnh COVID-19 ở nước này lên 1.796 ca, trong đó có 17 người tử vong.

Bộ Y tế Thái Lan thông báo nước này đã ghi nhận thêm 107 ca mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 trên cả nước lên 934 người.

Campuchia phát hiện thêm 5 người nước ngoài ở tỉnh Preah Sihanouk có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, nâng tổng số người bị mắc COVID-19 tại nước này lên con số 96.

Bộ Y tế Lào thông báo ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19. Như vậy, Lào đã có 3 ca mắc COVID-19, sau khi phát hiện 2 ca đầu tiên ngày 24/3.

WHO cảnh báo không dỡ phong toả quá sớm

Theo ABC News, người đứng đầu WHO nói, việc phong toả như hiện thời giúp các nước có cơ hội thứ hai để dập dịch.

“Để chặn đà lây lan của Covid-19, nhiều nước đã ban hành các biện pháp chưa từng có, gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế và xã hội. Chúng tôi hiểu rằng các nước đó hiện đang cố đánh giá tình hình để xem làm thế nào và khi nào có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Việc cuối cùng họ muốn làm là mở cửa lại trường học và các công ty, nhưng rồi họ sẽ phải đóng cửa trở lại vì dịch tái bùng phát. Bao nhiêu sinh mạng sẽ mất đi, phụ thuộc vào quyết định chúng ta đưa ra và hành động mà chúng ta thực hiện ”, Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh.

Quan chức này cũng tiết lộ sáu hành động then chốt mà các nước cần làm để chống đại dịch Covid-19, gồm Mở rộng, huấn luyện và triển khai lực lượng y tế; Vận hành một hệ thống kiềm từng ca nghi nhiễm ở cấp cộng đồng; Đẩy mạnh sản xuất các bộ kit thử nghiệm và số lần xét nghiệm trước khi kết thúc phong toả; Trang bị cho các cơ sở sẽ dùng để chữa trị và cách ly người bệnh; Đưa ra kế hoạch rõ ràng cũng như có lộ trình cách ly những người tiếp xúc với nguồn bệnh; Tái tập trung các nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát dịch Covid-19.

Nhật Hạ (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Tin tức trong ngày dịch Covid-19 mới nhất, nóng nhất ngày 26/3/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Suy gan do uống thuốc không rõ nguồn gốc
Ngày 17/4, thông tin từ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...