Thứ năm, 28/03/2024 19:32 (GMT+7)

Vì sao ô nhiễm không khí lại lại làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ?

MTĐT -  Thứ hai, 09/04/2018 11:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ô nhiễm không khí là một trong những vấn nạn ở nhiều thành phố lớn trên thế giới, nó không chỉ gây ra bệnh hô hấp mà còn tác động đến sự phát triển não bộ ở trẻ.

Không khí càng ô nhiễm càng làm tăng nguy cơ tự kỷ

Theo Dailymail, ngoài việc tổn thương não, ô nhiễm không khí còn làm giảm trí nhớ, giảm khả năng học tập và kích thích tính bốc đồng.

Kết luận trên được đưa ra trong một loạt các thí nghiệm trong 270 ngày, theo đó, các nhà khoa học đã đặt 40 con chuột vào môi trường ô nhiễm mức trung bình giống như ở một thành phố trong suốt hai tuần đầu tiên khi được sinh ra.

GS.Deborah Cory-Slechta, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu đến ĐH Rochester, Mỹ, cho biết: “Khi quan sát tâm thất não chuột, chúng tôi thấy, tâm thất lớn dần lên, xuất hiện viêm gây tổn thương đến tế bào não. Những phát hiện của nghiên cứu này đưa ra thêm một bằng chứng về tác hại của ô nhiễm đến bệnh tự kỷ và rối loạn thần kinh.

Nghiên cứu, tập trung vào lượng khí thải carbon ở các nhà máy và phương tiện giao thông, được công bố trên Tạp chí Viễn cảnh Môi trường & Sức khỏe.

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Ảnh minh họa.

GS.Deborah Cory-Slechta và các đồng nghiệp đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để khẳng định mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và chấn thương não.

Trong một nghiên cứu của các giáo sư tại Đại học Nam California, Mỹ cũng cho thấy, mối liên quan giữa bệnh tự kỷ và phơi nhiễm với không khí ô nhiễm ở 279 trẻ em bị tự kỷ. Họ cũng so sánh những đứa trẻ này với 245 trẻ em khác không bị bệnh. Tất cả các đối tượng đều tham gia vào một nghiên cứu ở California về các nguy cơ của bệnh tự kỷ, di truyền và môi trường.

Các nhà khoa học đã đo mức độ ô nhiễm không khí quanh nhà các đối tượng nghiên cứu và phát hiện thấy rằng trẻ em phơi nhiễm nhiều nhất với không khí ô nhiễm do giao thông trong thời gian còn ở trong bụng mẹ tăng gần gấp đôi nguy cơ bị tự kỷ so với trẻ phơi nhiễm ít nhất với không khí ô nhiễm.

Hơn nữa, trong năm đầu đời, trẻ phơi nhiễm nhiều nhất với không khí ô nhiễm do giao thông tăng gấp 3,1 lần nguy cơ bị bệnh tự kỷ.

Vì sao các nước phát triển có tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ cao hơn?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard (Mỹ), Phụ nữ tiếp xúc với ô nhiễm khói bụi, bụi công nghiệp và khí thải ô tô, thì nguy cơ sinh con bị tự kỉ càng cao.

Nghiên cứu này đã được công bố trên Environmental Health Perspectives, và các nhà khoa học hi vọng nó sẽ giải thích tại sao căn bệnh tự kỉ đang tiếp tục tăng lên ở các nước phát triển.

Hiện nay, hội chứng rối loạn này ảnh hưởng 1% dân số toàn cầu, nhưng ở Mĩ tỉ lệ này là cứ 68 đứa trẻ có 1 trẻ bị tự kỉ.

Ở các nước công nghiệp, tỷ lệ trẻ bị tự kỷ càng cao. Ảnh minh họa.

17 triệu trẻ em phải hít thở bầu không khí độc hại

Giám đốc điều hành UNICEF Anthony Lake cho rằng các chất bẩn gây ô nhiễm không khí không chỉ gây tổn hại cho quá trình phát triển hệ hô hấp mà còn hủy hoại sự phát triển não bộ về lâu dài và ảnh hưởng không nhỏ tới tương lai của các em.

Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban Trẻ em Liên Hợp Quốc (Unicef), có 17 triệu trẻ em dưới 1 tuổi đang phải hít thở bầu không khí độc hại, khiến não bộ của trẻ có nguy cơ bị tổn thương.

Trong đó, những trẻ em ở Nam Á là bị ảnh hưởng tồi tệ nhất, với hơn 12 triệu em bé sống ở các khu vực có mức độ ô nhiễm cao gấp 6 lần so với mức độ an toàn. Ở Đông Á và Thái Bình Dương, ước tính có khoảng 4 triệu trẻ em khác có nguy cơ bị tổn thương não do ô nhiễm.

Ô nhiễm không khí tác động như thế nào đến não bộ?

Theo UNICEF, những hạt ô nhiễm không khí có thể làm tổn thương các mô não bộ và gây suy giảm sự phát triển nhận thức ở con trẻ. Trong báo cáo của mình, UNICEF ghi rõ có sự liên quan giữa ô nhiễm và khả năng IQ ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, sự suy giảm điểm số, cấp bậc xếp hạng trung bình đối với học sinh trong trường học cũng như các vấn đề  liên quan tới hành vi thần kinh. Các hậu quả này còn tác động xấu suốt cả cuộc đời con người.

UNICEF đã đưa ra khuyến cáo những biện pháp khẩn cấp để làm giảm tác động của tình trạng ô nhiễm không khí đối với sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ: như các bậc phụ huynh cần ngay lập tức giảm sử dụng những sản phẩm độc hại như thuốc lá, lò vi sóng...

Ngoài ra, UNICEF cũng khuyến khích giảm bớt tác động của không khí ô nhiễm đối với trẻ em bằng các biện pháp như đi lại vào thời điểm không khí ít độc hại hơn trong ngày, sử dụng mặt nạ lọc khí độc, và quy hoạch đô thị một cách hợp lý sao cho những "thủ phạm" chính gây ô nhiễm không được đặt gần trường học hay bệnh viện.

Đồng thời nên cải thiện sức khỏe nói chung của trẻ em để tăng sức đề kháng cho các em, đồng thời tăng cường việc nuôi con bằng sữa mẹ và dinh dưỡng tốt.

P.V (tổng hợp theo TTXVN,Reuters/ANTĐ)

Bạn đang đọc bài viết Vì sao ô nhiễm không khí lại lại làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.