Thứ bảy, 20/04/2024 23:02 (GMT+7)

Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Chế độ ăn dặm các mẹ nên biết để chăm bé

MTĐT -  Thứ bảy, 06/10/2018 17:38 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trẻ mấy tháng nên ăn dặm là thắc mắc thường gặp nhất ở những bà mẹ trẻ. Vậy câu trả lời chính xác nhất là gì, các mẹ tham khảo ngay bài viết sau đây nhé.

Có thể nói, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi bé sẽ có những thời điểm ăn dặm khác nhau. Khi bé phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng cũng sẽ tăng cao và sữa mẹ lúc này không còn là nguồn cung cấp duy nhất cho bé. Bé cần được ăn dặm để bố sung dinh dưỡng cho sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ mấy tháng ăn dặm là tốt nhất?

Hầu hết các bé sẽ trưởng thành về độ phát triển và sinh lý để sẵn sàng cho cơm vào trong giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi. Do đó với những bé chỉ mới 3, 4 hoặc 5 tháng tuổi thì các mẹ không nên cho bé ăn dặm. Các bác sĩ vẫn thường khuyến cáo nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

Nếu mẹ cho bé ăn dặm quá sớm sẽ dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là bệnh tiêu chảy ở trẻ em vì lúc này thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa mẹ.

Ngoài ra, việc cho trẻ ăn dặm khi trẻ mới được 3, 4 tháng tuổi sẽ không có lợi cho cả mẹ và bé vì hệ tiêu hóa của bé dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa thức ăn dạng lỏng như sữa mẹ. Những thực phẩm ở dạng lỏng như sữa mẹ thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ nên sẽ không đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Khi trẻ bước sang tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé ăn dặm nhưng phải kèm theo các điều kiện như bé biết giữ đầu thẳng, có thể tự ngồi, tăng khối lượng gấp đôi cơ thể khi mới sinh…

Thời điểm ăn dặm tốt nhất dành cho bé là từ 6 tháng tuổi trở lên (Nguồn: Internet).

Mấy tháng cho trẻ ăn dặm – dấu hiệu để mẹ nhận biết

Các mẹ cần hiểu rằng, trẻ 6 tháng tuổi cho ăn dặm là tiêu chuẩn chung nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất để bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ cần quan sát thêm một vài biểu hiện của bé, cụ thể như:

- Bé đòi bú liên tục, nhiều hơn bình thường, số lần bú cách nhau gần hơn.

- Khi người lớn ăn bé hay nhìn.

- Bé thường hay khóc đêm và đòi bú sữa.

- Bé hay mút tay.

- Bé hay chảy nước miếng.

- Bé hứng thú khi thấy bố mẹ mớm thức ăn cho.

Những nguyên tắc mẹ cần nhớ khi cho bé ăn dặm

Ăn dặm là bữa ăn đầu tiển mà bé được tiếp xúc ngoài sữa mẹ, do đó mẹ cần tìm hiểu kỹ và nên chọn những loại bột dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ.

Dù đã tập cho bé ăn dặm nhưng đây cũng chỉ là bữa ăn phụ, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé đến 12 tháng tuổi.

Bắt đầu cho bé ăn với những bữa ăn loãng (đặc hơn sữa mẹ), khi trẻ quen dần thì sẽ chuyển sang dạng thức ăn đặc hơn.

Các mẹ chỉ nên cho bé ăn ít, không nên ép bé ăn quá nhiều.

Không ép bé ăn quá nhiều nếu bé không thích ăn (Nguồn: Internet).

Chế độ ăn của trẻ trong 2 năm đầu

Trẻ 6 – 7 tháng ăn dặm 1 bữa bột lỏng khoảng 100 -200ml.
Trẻ 8 – 9 tháng ăn dặm 2 bữa bột đặc khoảng 200ml.
Trẻ 10 – 12 tháng ăn dặm 3 bữa bột đặc từ 200ml – 250ml.
Trẻ 12 – 24 tháng ăn 3 bữa cháo 250ml – 300ml.
Từ 24 tháng trở lên, trẻ có thể ăn cơm cùng gia đình.

Những lợi ích khi cho bé ăn dặm đúng thời điểm

Khi bé vừa chào đời, các proteon làm nhiệm vụ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện, nếu cho bé ăn dặm sớm sẽ khiến bé bị khó tiêu và dễ gặp phải các phản ứng khó chịu như đầy bụng, đau bụng, táo bón…. Việc cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp bé:

Giảm nguy cơ dị ứng thực phẩm

Trẻ từ khi sinh ra cho đến khoảng 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ mới chỉ ở trạng thái “đường ruột mở” nên toàn bộ các protein và tác nhân gây bệnh có thể đi trực tiếp vào máu mà không có bất kì sự ngăn cản nào. Do đó việc cho trẻ ăn dặm lúc này sẽ khiến các protein từ thực phẩm dễ gây dị ứng và các mầm bệnh có thể xâm nhập và khiến trẻ bị dị ứng và dễ ốm đau.

Giảm nguy cơ thiếu máu vì thiếu sắt

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc cho trẻ ăn bổ sung sắt và các loại thực phẩm tăng cường chất sắt trong 6 tháng đầu tiên có khả năng làm giảm sự hấp thụ sắt của trẻ. Và thực tế, trẻ chỉ bị thiếu hụt sắt khi bước qua tháng thứ 6, 7 do đó mẹ không cần phải cho trẻ ăn dặm quá sớm

Cho bé ăn dặm đúng thời điểm bé sẽ hợp tác ăn tốt hơn (Nguồn: Internet).

Ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp bé ăn hợp tác hơn

Được ăn dặm đúng với thời điểm cơ thể muốn và cần sẽ khiến trẻ hợp tác hơn, có hứng thú hơn với thức ăn và ăn ngon miệng hơn. Từ đó, bé sẽ đỡ rơi vào tính trạng chán ăn và khiến mẹ bớt căng thẳng.

Gợi ý một số món để bé tập ăn dặm

Cháo nghiền bí đỏ

Món này rất đơn giản, dễ nấu, mẹ chỉ cần cho một nắm gạo dẻo và bí đỏ vào nồi hầm cho mềm, sau đó để hơi nguội rồi cho vào máy xay sinh tố xay cho thật nhuyễn.

Sau khi xay xong lần 1, nếu thấy còn lợn cợn thì có thể xay lại thêm 1 lần nữa để đảm bảo bé ăn không bị mắc cổ nhé. Bé còn nhỏ sẽ không thể nào tự xử lý trường hợp bị hóc cổ do đó cha mẹ phải hết sức cẩn thận.

Cháo cải ngọt và đậu phụ non

Cũng tương tự như món cháo nghiền bí đó, mẹ cũng cho gạo, cải ngọt và đậu phụ non vào hầm chín, khi cháo chín múc ra để nguội một chút rồi bỏ vào máy xay sinh tố. Xay thật nhuyễn nhé để bé không bị mắc cổ khi ăn là được.

Trên đây những thông tin về thời điểm bé ăn dặm tốt nhất cũng như một số nguyên tắc, lưu ý mẹ cần nhớ để quá trình giúp bé ăn dặm diễn ra tốt hơn. Các mẹ hãy nhanh tay bỏ túi những thông tin hữu ích này để áp dụng cho bé yêu nhà mình.

Theo VOH

Bạn đang đọc bài viết Trẻ mấy tháng ăn dặm được? Chế độ ăn dặm các mẹ nên biết để chăm bé. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất