Thứ sáu, 26/04/2024 15:14 (GMT+7)

Bệnh nhân phi công người Anh hồi phục phổi 40%, phản xạ tốt

MTĐT -  Thứ bảy, 30/05/2020 08:18 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bệnh nhân 91 đã có những dấu hiệu khá hơn, phổi bệnh nhân cải thiện thêm một phần, thông khí phổi đã tăng lên 40%.

Liên quan đến tình hình sức khoẻ của nam phi công người Anh (bệnh nhân 91) đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sáng ngày 29/5 tại tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị COVID-19, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - Thứ trưởng Bộ Y tế - Trưởng Tiểu ban Điều trị đã cùng Hội đồng chuyên môn hội chẩn bệnh nhân 91 - nam phi công người Anh.

Theo báo cáo của Bệnh viện Chợ Rẫy, ngày 29/5 bệnh nhân 91 đã có những dấu hiệu khá hơn. Sau khi bệnh nhân ngưng thuốc an thần dãn cơ, bệnh nhân đã tỉnh, có phản xạ ho mạnh hơn và cử động được ngón tay, cơ hoành và cơ khác còn liệt.

Phổi bệnh nhân cải thiện thêm một phần, thông khí phổi đã tăng lên 40% (trước đó là 30%-20%-10%). Bệnh nhân vẫn tiên lượng còn nặng vì lưu lượng ECMO còn cao (dù đang giảm dần các thông số) và nhiễm trùng phổi với chủng vi khuẩn rất khó điều trị.

Việc điều trị bệnh nhân 91 vẫn còn nhiều thách thức vì vẫn còn tình trạng nhiễm trùng phổi, song quan điểm của Tiểu ban điều trị là các bệnh nhân đến với chúng ta không phân biệt trong hay ngoài nước, giàu hay nghèo thì cũng đều được ngành y tế hết lòng phục vụ.

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng Tổ Hội chẩn chuyên môn chăm sóc, điều trị ca bệnh COVID -19 diễn biến nặng, nguy kịch - Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, ca 91 là ca bệnh COVID-19 khó nhất từ trước đến nay, do đó chiến lược điều trị tiếp theo là tập trung điều trị nhiễm trùng phổi và từng bước cai ECMO.

Liên quan đến tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam, sáng 30/5, Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca nhiễm mới là người được cách ly ngay khi nhập cảnh và không có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này Việt Nam có 328 ca.

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 30/5, đã 44 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Về vấn đề này, phát biểu tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 diễn ra mới đây, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế chia sẻ: Chúng ta đang kiểm soát rất tốt tình hình dịch bệnh trong nước nhưng diễn biến dịch bệnh trên thế giới vẫn hết sức phức tạp. Trong bối cảnh chúng ta đón các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao người nước ngoài vào làm việc; đưa người Việt Nam ở các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch về nước, dẫn tới nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào trong nước là rất lớn.

“Với những người làm công tác phòng, chống dịch, chúng tôi lại cảm thấy lo ngại hơn. Vì chỉ cần để lọt 1 ca bệnh xâm nhập vào trong nước mà không kịp thời phát hiện sẽ dẫn tới tình trạng dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng. Do đó, thời gian tới cần tiếp tục phải quản lý chặt chẽ người nhập cảnh theo quy định”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng các bộ ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc phòng, chống dịch (bao chặt bên ngoài, nới lỏng bên trong) để tổ chức thực hiện cách ly thành viên tổ bay quốc tế, chuyên gia, lưu học sinh vào Việt Nam theo đúng quy định, vì nguy cơ xâm nhập rất cao.

 P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Bệnh nhân phi công người Anh hồi phục phổi 40%, phản xạ tốt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mỗi ngày nên đi bộ bao nhiêu bước để duy trì sức khỏe?
Cuộc sống ngày nay thường bận rộn và nhiều người dường như không có đủ thời gian để tập luyện hoặc tham gia các hoạt động thể thao phức tạp. Tuy nhiên, đi bộ lại là một hoạt động vận động đơn giản, dễ dàng tích hợp vào lịch trình hàng ngày.

Tin mới