Thứ tư, 08/05/2024 21:26 (GMT+7)

Bệnh nhân ngộ độc nấm suýt chết ở Hà Giang đã xuất viện

MTĐT -  Thứ tư, 18/04/2018 14:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ngày 18/4, TT Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân cuối cùng trong vụ ngộ độc nấm ở Hà Giang khiến 3 người trong một gia đình tử vong nay đã ổn định và được chuyển về BV tuyến tỉnh điều trị.

Như vậy, sau 16 ngày điều trị tích cực với sự chăm sóc tận tình của y bác sĩ Trung tâm Chống độc, bệnh nhân Sùng Diêu Hồng hiện đang phục hồi sức khỏe.

Phòng Công tác xã hội, BV Bạch Mai cũng đã đồng hành cùng bệnh nhân suất ăn và một phần kinh phí trong suốt quá trình điều trị.

Bệnh nhân Hồng đã ổn định sức khỏe và được chuyển về Hà Giang điều trị.

Ngày 17/4/2018, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, sức khỏe đang hồi phục và đã được chuyển tuyến về Bệnh viện tỉnh Hà Giang điều trị tiếp.

Trước đó, Sức khỏe & Đời sống đã đưa tin, vào lúc 7 giờ ngày 28/3/2018 tại thôn Khâu Mèng, thuộc xã Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, ông Sùng Diêu Hồng (sinh năm 1966) là chủ hộ đã đi hái nấm về nấu ăn sáng cho cả gia đình cùng ăn.

Đến khoảng 15 giờ cùng ngày (khoảng 8 giờ sau ăn) cả 4 người xuất hiện dấu hiệu nôn, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy toàn nước giống như bị tả, được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Do nhiễm độc quá nặng không thể cứu chữa được nên chỉ trong 2 ngày 31/3 và 1/4 anh Sùng Văn Hoàng (con trai ông Hồng) và bà Thào Thị Vá (vợ ông Hồng) đã tử vong.

Đến 17 giờ ngày 2/4, chị Ly Thị Pà (con dâu ông Hồng) cũng đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang.

Đến lúc này, ông Sùng Diêu Hồng cũng đã trong tình trạng nguy kịch nên được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai điều trị.

Theo BS. Nguyễn Trung Nguyên - Phụ trách Trung tâm Chống độc, dựa vào các triệu chứng ngộ độc mà bệnh nhân mắc phải có thể nghĩ đến loại nấm mà gia đình ông Hồng ăn phải chứa độc tố amatoxin kịch độc.

Theo nghiên cứu, chỉ cần người dân ăn một cái nấm chứa độc tố amatoxin là đã bị ngộ độc. Tỷ lệ tử vong của các trường hợp ăn phải loại nấm này lên đến 50%. Các ca cấp cứu ngộ độc nấm có chi phí rất lớn, lên đến vài trăm triệu đồng/ca.

"Amatoxin là loại độc tố nguy hiểm vì chúng gây ngộ độc chậm sau 6 giờ khi ăn nấm mới có các biểu hiện tiêu hoá, và một khi đã có các triệu chứng nôn ói, đi ngoài... thì chất độc đã qua dạ dày xuống ruột. Lúc này bệnh nhân đã trong tình trạng nguy kịch nếu không được cứu chữa kịp thời thì nguy cơ tử vong cao. Độc tố amatoxin cũng rất bền vững trong nhiệt độ nên dù đun nấu cách nào cũng không loại trừ được độc tố"- BS. Nguyên nói.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Bạn đang đọc bài viết Bệnh nhân ngộ độc nấm suýt chết ở Hà Giang đã xuất viện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Quả dứa là loại trái cây thơm ngon mà hầu như ai cũng đã từng đôi lần nếm thử. Dứa không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng đối với cơ thể. Vậy những giá trị ấy là gì, sử dụng dứa trong thực đơn ra sao?.
Mỗi năm Việt Nam có thêm khoảng 8.000 trẻ mắc bệnh Thalassemia
Tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gen bệnh Thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.

Tin mới

Lợi ích sức khỏe khi ăn dứa
Quả dứa là loại trái cây thơm ngon mà hầu như ai cũng đã từng đôi lần nếm thử. Dứa không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng đối với cơ thể. Vậy những giá trị ấy là gì, sử dụng dứa trong thực đơn ra sao?.