Thứ ba, 19/03/2024 18:08 (GMT+7)

22 quận, huyện ở Hà Nội có bệnh dịch tả lợn châu Phi

Diệp Anh -  Thứ ba, 23/04/2019 17:40 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tình trạng ứ đọng rác thải, ô nhiễm môi trường làm cho việc khử trùng, tiêu độc gặp nhiều khó khăn đây là một trong những nguyên nhân khiến bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) có nguy cơ lây lan.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú Y Hà Nội, từ ngày 24/2 đến 31/3/2019, dịch bệnh xảy ra tại 127 hộ/62 thôn/34 xã thuộc 12 quận, huyện với tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy 2.324 con, trọng lượng 157.869 kg. Và giai đoạn từ ngày 1/4 đến nay, dịch bệnh phát sinh thêm 1.398 hộ, 277 thôn 107 xã, phường (tất cả là 22 quận, huyện) với tổng số lợn mắc bệnh, tiêu hủy thêm 18.983 con, trọng lượng 1.1 triệu kg.

Điều đặc biệt số lợn mắc bệnh, tiêu hủy tăng nhanh từ ngày 15/4 đến nay, phải tiêu hủy từ 2000 đến 2600 con/ngày.

Các phương tiện qua lại khu vực xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh được phun thuốc khử trùng.

Trong khi đó, huyện Sóc Sơn là địa phương dịch bệnh có chiều hướng lây lan mạnh nhất. Đến thời điểm hiện tại Sóc Sơn là huyện có số xã và hộ có lợn tiêu hủy lớn nhất, gồm 22/26 xã, dịch bệnh đã có ở 85 thôn với 522 hộ, huyện này phải tiêu hủy 5.157 con, tương đường với 342 tấn. Hiện tại chỉ còn Thị xã Sơn Tây và quận Nam Từ Liêm còn chăn nuôi chưa xảy ra bệnh DTCP.

Tại cuộc họp về ứng phó khẩn cấp ngày 23/4, thành phố đánh giá, nguyên nhân xảy ra dịch bệnh là do ở một số nơi lực lượng tham gia hoạt động xử lý tiêu hủy lợn chưa trang bị đầy đủ bảo hộ và chưa thực hiện đầy đủ quy trình khử trùng người, phương tiện, dụng cụ khi ra, vào ổ dịch (đây là yếu tố nguy cơ cao làm lây lan, phát tán dịch bệnh ra bên ngoài).

Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa quản lý được hoạt động của những thương lái đi thu gom lợn, trong đó có lợn ốm, chết và đặc biệt là các hộ giết mổ nhỏ lẻ chưa có hệ thống xử lý nước, chất thải khi thải ra môi trường. Việc sử dụng thức ăn tận dụng còn phổ biến nhưng nhận thức về xử lý thức ăn tận dụng của người chăn nuôi chưa đầy đủ.

Đặc biệt trên địa bàn một số xã, xảy ra tình trạng ứ đọng rác thải, rất khó khăn khi vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, gây ô nhiễm môi trường, là nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Theo đánh giá của Chi cục Chăn nuôi và Thú Y Hà Nội, mặc dù nhiều đơn vị đã vào cuộc phòng và chống dịch nhưng dịch bệnh vẫn có xu hướng lân lan. Việc này nguyên nhân là do việc kiểm soát vận chuyển, giết mổ lợn nhỏ lẻ trong khu dân cư gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, cơ chế, chính sách bồi dưỡng chưa phù hợp cho người trực tiếp tham gia chống dịch (do làm việc ngày đêm, trong môi trường độc hại, nguy hiểm) nên việc huy động hoặc thuê nhận lực phòng, chống dịch còn chưa đạt hiệu quả cao.

Bạn đang đọc bài viết 22 quận, huyện ở Hà Nội có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu

Tin mới

Quảng Ninh tăng cường kiểm soát khống chế bệnh dại
UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các địa phương khẩn trương tập trung nhân lực, vật lực để kiểm soát khống chế bệnh dại trên địa bàn, đặc biệt việc thành lập tổ xử lý chó thả rông, chó chưa tiêm phòng vắc xin, xử lý chủ nuôi nếu cố tình không chấp hành các qu
Nữ lao công 30 năm gắn bó với nghề
30 năm qua, nữ lao công Hà Thị Nga - công nhân Công ty Quản lý công trình đô thị tỉnh Bắc Giang luôn tận tâm, gắn bó với nghề để hoàn thành tốt công việc. Chồng mất sớm, một mình chị tảo tần nuôi con khôn lớn.