Thứ bảy, 20/04/2024 23:14 (GMT+7)

Xây dựng Nghị định quy định quản lý cát, sỏi lòng sông

MTĐT -  Thứ hai, 11/12/2017 08:39 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Công tác quản lý nhà nước về khoáng sản luôn gắn chặt với chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; gắn với trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành có liên quan

Theo Bộ Tài nguyên & Môi trường, công tác quản lý cát, sỏi lòng sông đã được quy định tại khoản 1 Điều 64, khoản 2 Điều 82 Luật khoáng sản, cát, sỏi lòng sông là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác của UBND cấp tỉnh, thành phố.

Do vậy, các quy định liên quan đến công tác bảo vệ cát, sỏi lòng sông chưa khai thác; công tác lập, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng cát, sỏi lòng sông; thẩm định, phê duyệt trữ lượng cát, sỏi lòng sông; công tác thẩm định, cấp phép thăm dò, khai thác đến thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông đều đã được quy định trong Luật khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Tuy nhiên, thực tiễn công tác quản lý cát, sỏi lòng sông cho thấy, có những điểm mang tính chất đặc thù từ “nội tại” của loại khoáng sản này, đồng thời có những tồn tại, hạn chế, bất cập khi áp dụng quy định hiện hành của pháp luật về khoáng sản.

Ảnh minh họa

Bởi lẽ: Cát, sỏi lòng sông được hình thành, phân bố theo quy luật tự nhiên; phụ thuộc vào lưu lượng, tốc độ dòng chảy, địa hình tích tụ, tốc độ bồi lắng và luôn cân bằng tại các lưu vực sông. Thực hiện thẩm quyền quy định của Luật khoáng sản, đến nay các địa phương, nhất là các địa phương có các dòng sông lớn, có trữ lượng cát, sỏi lòng sông đáng kể đã lập, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi.

Tuy nhiên, phạm vi quy hoạch chỉ thực hiện trên các đoạn sông thuộc địa bàn của từng địa phương mà không tính đến nhu cầu sử dụng cát, sỏi của các địa phương lân cận và khu vực, chưa tính đến yếu tố khai thác cát để đảm bảo nguyên tắc “cân bằng tại các lưu vực sông” như đã nêu trên. Trong khi đó, theo Luật Tài nguyên nước việc quản lý và lập Quy hoạch cần phải theo nguyên tắc quản lý lưu vực sông. Do vậy, quy hoạch thăm dò, khai thác cát, sỏi phải tính đến các yếu tố nêu trên và phải được đánh giá tác động môi trường chiến lược theo lưu vực sông; bảo vệ lòng sông theo pháp Luật Tài nguyên nước.

Cùng với đó, hoạt động khai thác cát, sỏi thường ở các khu vực giáp ranh địa giới hành chính của hai hay nhiều tỉnh/thành phố, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các địa phương liên quan trong công tác quản lý, ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép. Thực tế, trong quá trình lập, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác cũng như khi cấp phép khai thác và thanh tra, kiểm tra chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương liên quan. Theo thống kê, đến đầu năm 2016 hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép vẫn còn diễn ra tại 20 tỉnh, thành phố, gây thất thoát tài nguyên, ô nhiễm môi trường, thất thu thuế, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng thời làm mất trật tự, an ninh, tệ nạn xã hội...

Cũng theo Bộ Tài nguyên & Môi trường, công tác bảo vệ lòng, bờ, bãi sông trong thời gian qua được triển khai mạnh mẽ từ Trung ương đến các địa phương, đặc biệt là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, thanh tra các hoạt động bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, trong đó có bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có văn bản quy định cụ thể việc bảo vệ lòng, bờ, bãi sông gắn với hoạt động khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ; hoạt động nạo vét, cải tạo, mở mới, nâng cấp luồng, lạch, tuyến giao thông thủy; kè bờ, chỉnh trị sông, cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, xây dựng công trình thủy dẫn tới việc bảo vệ lòng, bờ, bãi sông chưa đạt được hiệu quả cao nhất, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Xuất phát từ tính đặc thù của công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên cát, sỏi lòng sông như đã nêu trên, đồng thời, thực tế cho thấy công tác quản lý nhà nước về khoáng sản luôn gắn chặt với chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; gắn với trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành có liên quan cũng như cộng đồng dân cư.

Mặt khác, công tác quản lý cát, sỏi lòng sông, nhất là ngăn chặn hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép không chỉ dừng lại ở các quy định của Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước mà còn là quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động tàng trữ, mua bán, vận chuyển cát, sỏi trái phép và liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành khác có liên quan. Do đó, việc ban hành một Nghị định riêng quản lý cát, sỏi lòng sông, gắn với công tác bảo vệ lòng, bờ bãi sông là rất cần thiết.

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng Nghị định quy định quản lý cát, sỏi lòng sông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất