Thứ sáu, 26/04/2024 01:54 (GMT+7)

Trường hợp nào phải lấy phiếu ý kiến khu dân cư?

MTĐT -  Thứ hai, 23/03/2020 09:11 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Trình tự, thủ tục lấy phiếu ý kiến khu dân cư như thế nào?

Câu hỏi: Tôi đang làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại UBND huyện. Tôi muốn hỏi, trường hợp nào cần phải lấy phiếu ý kiến khu dân cư tại nơi có đất? Trình tự, thủ tục lấy phiếu ý kiến khu dân cư như thế nào?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Trường hợp nào phải lấy phiếu ý kiến khu dân cư?

Theo quy định của pháp luật thì việc lấy ý kiến khu dân cư là để xác định việc sử dụng đất có ổn định, liên tục hay không tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, và kết quả của việc lấy ý kiến khu dân cư được thể hiện bằng Phiếu lấy ý kiến khu dân cư.

          Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định số: 43/2014/NĐ-CP quy định về căn cứ xác định việc sử dụng đất ổn định thì trường hợp không có một trong các loại giấy tờ chứng minh thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định hoặc trên giấy tờ đó không ghi rõ thời điểm xác lập giấy tờ và mục đích sử dụng đất thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về thời điểm bắt đầu sử dụng đất và mục đích sử dụng đất trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất.

          Nếu bạn có một trong các giấy tờ sau đây thì không phải nhất thiết phải lấy phiếu ý kiến khu dân cư khi thực hiện thủ tục xin cấp GCNQSDĐ lần đầu, cụ thể:

+/ Biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất;

+/ Biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

+/ Quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất;

+/ Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất;

+/ Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất;

+/ Giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký;

+/ Giấy tờ về việc giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

+/ Giấy tờ về mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan;

+/ Bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ;

+/ Bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

          Về trình tự, thủ tục lấy phiếu ý kiến khu dân cư:

          Phiếu lấy ý kiến khu dân cư được thực hiện trên cơ sở thu thập ý kiến của những người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất của người có yêu cầu xác nhận trong khu dân cư (thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố) nơi có đất. Theo đó, thành phần cuộc họp gồm có:

+/ Trưởng (hoặc Phó) thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố;

+/ Đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

+/ Một số người đã từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay của thửa đất đang yêu cầu cấp GCNQSDĐ.

          Với thành phần nêu trên thì sẽ tổ chức một cuộc họp để lấy ý kiến của một số người từng cư trú cùng thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay của thửa đất đang yêu cầu cấp GCNQSDĐ về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất. Cuộc họp tập trung vào các nội dung chính sau đây:

+/ Nguồn gốc sử dụng thửa đất;

+/ Thời điểm bắt đầu sử dụng vào mục đích đăng ký, đề nghị cấp Giấy chứng nhận từ ngày, tháng, năm;

+/ Tình trạng tranh chấp đất đai.

          Kết thúc cuộc họp là tờ “Phiếu lấy ý kiến khu dân cư” có chữ ký của một số người được lấy ý kiến, chủ trì cuộc họp, chữ ký của người đại diện UBND cấp xã.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Tòa nhà New Skyline KĐT Văn Quán, phường Văn Quán, Q.Hà Đông, Tp. Hà Nội.
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Trường hợp nào phải lấy phiếu ý kiến khu dân cư?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.