Thứ sáu, 26/04/2024 05:54 (GMT+7)

Tiền ảo về đúng bản chất ảo

MTĐT -  Thứ sáu, 24/08/2018 13:59 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nếu sử dụng tiền ảo vào làm phương tiện thanh toán thì có thể được xác định là phương tiện thanh toán không hợp pháp theo Khoản 6, 7, Điều 4, Nghị định số: 101/2012/NĐ-CP.

Ngày nay, phương tiện thanh toán khi thực hiện các giao dịch mua sắm, dịch vụ chúng ta đều sử dụng tiền mặt. Không chỉ dừng lại ở đó, pháp luật còn quy định thêm một số phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng.

Tuy nhiên, với sự phát triển của thời kỳ công nghệ 4.0, cộng hưởng kết hợp từ sự du nhập từ ngoài vào trong nước thì trong nội tại xã hội thực tại không ít các phương tiện thanh toán đang mặc nhiên được người tham gia giao dịch thừa nhận, mà pháp luật thì đứng ngoài hô hào, chỉ tay, đánh trống, dọa nạt và quy định một cách thờ ơ. Phương tiện thanh toán điển hình mà người viết đang muốn nhắc tới ở đây là Bitcoin, nôm na đây là một loại tiền ảo (vitual currency).

Theo wikperia thì Bitcoin là một loại tiền mã hóa, có thể trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. Nó được thực hiện là phương tiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực thương mại điện thử; Việc sở hữu Bitcoin có thể dưới phương thức đào hay người dùng có thể có Bitcoin bằng cách trao đổi lấy Bitcoin khi bán tiền tệ, hàng hoá, hoặc dịch vụ khác.

Một số quốc gia trên thế giới đã công nhận việc thực hiện dưới phương thức thanh toán bằng đồng tiền ảo này trong thương mại điện tử. Tuy vậy, ở Việt Nam ngoài việc thanh toán bằng chính tiền mặt thì việc thực hiện thanh toán trong giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện qua một số phương tiện bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Do đó, nếu sử dụng tiền ảo vào làm phương tiện thanh toán thì có thể được xác định là phương tiện thanh toán không hợp pháp theo Khoản 6, 7, Điều 4, Nghị định số: 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số: 80/2016/NĐ-CP:

6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

  1. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.

+/ Trách nhiệm mà người thực hiện hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể bị xử lý hành chính theo Điểm d Khoản 6, Khoản 8, 9 Điều 27 về “Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán” Nghị định số: 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng”:

6. Phạt tiền từ 150.000.000 - 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.
  2. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, các Điểm a, b, d Khoản 6 Điều này.

  1. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. a) Không cho mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động trong thời gian chưa khắc phục xong vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 6 và Khoản 7 Điều này;
  3. b) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.”

Theo đó, việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức phạt tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng. Ngoài ra có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện và tang vật vi phạm; Áp dụng biện pháp buộc khắc phục hậu quả là buộc nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền lợi được từ hành vi vi phạm đó.

+/ Nặng hơn nữa, đối với hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp còn có thể bị xử lý hình sự theo Điểm h, Khoản 1, Điều 206 về “Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng” của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả.
  2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
  3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
  4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Lưu ý rằng pháp luật chỉ cấm tổ chức, cá nhân tham gia vào việc phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp, cụ thể người viết đang đề cập ở đây là Bitcoin. Điều này có thể hiểu tổ chức, cá nhân có thể thoải mái, tha hồ, đàng hoàng, ngạo nghễ và vô tư nắm giữ đồng tiền ảo này mà không hề gặp vấn đề gì.

Bạn đang đọc bài viết Tiền ảo về đúng bản chất ảo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Lê Minh

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.