Thứ sáu, 26/04/2024 05:14 (GMT+7)

Thừa kế thế vị được hiểu như thế nào trong thực tế

MTĐT -  Thứ ba, 09/04/2019 16:53 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tôi chưa hiểu thế nào là khi anh ruột tôi mất trước bố tôi thì con lại được hưởng phần thừa kế của bố tôi. Xin hỏi có đúng như vậy không? Nếu được chia thì sẽ được hưởng bao nhiêu?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

          Theo quy định của pháp luật thì thừa kế được hiểu là việc chuyển giao tài sản, lợi ích hoặc quyền tài sản hoặc nghĩa vụ từ người đã chết sang một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đó. Tài sản mà người chết lại gọi là di sản.

          Căn cứ vào Điều 652 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi anh trai (anh ruột) của bạn chết trước cha bạn thì con trai của anh bạn sẽ được hưởng phần di sản mà cha của cháu được hưởng nếu còn sống. Điều này chỉ được áp dụng và thực hiện khi di sản mà cha bạn để lại được chia theo quy định của pháp luật; cụ thể, các trường hợp thừa kế được chia theo pháp luật gồm:

+/ Không có di chúc;

+/ Di chúc để lại không hợp pháp;

+/ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

+/ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

+/ Hoặc trong di chúc phần di sản không được định đoạt trong di chúc; Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật; Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

          Do vậy, nếu trong toàn bộ di sản mà cha bạn để lại đã được định đoạt theo di chúc và không thuộc một trong các trường hợp di sản được chia theo pháp luật như đã nên trên thì việc thừa kế thế vị của con anh trai bạn sẽ không được đặt ra và xét tới khi chia di sản của cha bạn.

          Trong trường hợp được thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì con của anh trai bạn sẽ được hưởng phần di sản mà cha cháu được hưởng nếu còn sống.

Thí dụ: Anh trai bạn mất năm 2011, cha bạn mất năm 2012 không để lại di chúc trước khi mất và di sản mà cha bạn để lại là 90 triệu đồng. Khi đó, mẹ, bạn và con của anh trai bạn sẽ là người thừa kế của cha bạn. Mỗi người được hưởng một phần di sản thừa kế tương ứng với hơn 30 triệu đồng.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông,Hà Nội
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Thừa kế thế vị được hiểu như thế nào trong thực tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.