Thứ sáu, 19/04/2024 02:15 (GMT+7)

Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện

MTĐT -  Thứ hai, 19/11/2018 14:29 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Thừa kế hết thời hiệu khởi kiện có được Tòa án giải quyết không?

Hỏi:

Bố mẹ tôi sinh được 4 người con. Năm 1986, bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc. Bố mẹ tôi chỉ để lại mảnh đất và căn nhà, từ đó đến nay đều do tôi quản lý và sử dụng nhà đất đó, cũng không có tranh chấp với bất kỳ ai. Tôi muốn hỏi theo quy định của pháp luật thì nhà đất nêu trên tôi sẽ được hưởng như thế nào? Được biết là ông bà nội, ngoại tôi đều đã qua đời từ khi bố mẹ tôi còn nhỏ.

(Hải Vân, Cẩm Giàng, Hải Dương)

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp và quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì sau khi cha mẹ bạn mất, ngôi nhà và mảnh đất được xác định là di sản mà cha mẹ bạn để lại cho các con. Bởi trong trường hợp của bạn, cha mẹ bạn mất không để lại di chúc thì theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 của Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản của cha mẹ bạn sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Lúc này, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của cha mẹ bạn sẽ được hưởng di sản để lại; Mà trong trường hợp này ông bà nội, ngoại của bạn đều mất trước cha mẹ bạn. Do đó, di sản mà cha mẹ bạn sẽ được chia đều cho 4 người con. Và khi đó bạn sẽ được hưởng ¼ giá trị của ngôi nhà và mảnh đất.

Do quá trình từ trước cho tới nay bạn là người sử dụng, quản lý nên bạn có thể thỏa thuận với anh, chị em còn lại (người thuộc hàng thừa kế thứ nhất) để mình được hưởng ngôi nhà và mảnh đất; Sau đó, bạn có nghĩa vụ thành toán phần giá trị tương ứng với mỗi phần mà anh, chị em được hưởng từ di sản mà cha mẹ bạn để lại. Bạn có thể lập văn bản phân chia di sản thừa kế và thể hiện sự thỏa thuận trên đó.

Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra khi phân chia di sản thừa kế, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế là ngôi nhà và mảnh đất đó. Tuy cha mẹ bạn đã mất tính đến nay là đã quá 30 năm, tức quá thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế đối với di sản là bất động sản. Nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 149 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:  “Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.

Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.” thì Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc khi thời hiệu khởi kiện đã hết, mà chỉ được áp dụng thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một trong các bên trong tranh chấp và yêu cầu áp dụng thời hiệu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc này.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật Gia: Lê Minh
Địa chỉ: Số 184, đường 19/5, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 0961.272.396
Email:[email protected]; [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ninh Bình: Khai hội Hoa Lư 2024
Tối 17/4, tại Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Cố đô Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức kỷ niệm 1.100 năm ngày sinh Đinh Tiên Hoàng Đế và khai mạc Lễ hội Hoa Lư năm 2024.