Thứ sáu, 26/04/2024 01:53 (GMT+7)

Pháp luật quy định như thế nào về quyền im lặng của bị can?

Cẩm Anh -  Thứ năm, 17/10/2019 09:44 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Bị can yêu cầu Cơ quan điều tra khi làm việc phải có mặt của luật sư và phải được ghi âm, ghi hình. Nếu không bị can sẽ giữ quyền im lặng cho đến khi ra tòa. Pháp luật quy định việc này như thế nào?

Tôi là Nguyễn Văn Chương, sinh năm 1988, quê quán Quốc Oai, Hà Nội. Tôi có một câu hỏi liên quan đến pháp lý mong luật sư giải đáp.

Mới đây, Phó Chánh án Tòa án nhân dân quận 4, TP. HCM, ông Nguyễn Hải Nam bị khởi tố, bắt giam về hành vi “xâm phạm chỗ ở của người khác”, khi Cơ quan điều tra làm việc, ông yêu cầu phải có mặt của luật sư và phải được ghi âm, ghi hình. Nếu không có luật sư, không ghi âm, ghi hình, ông sẽ giữ quyền im lặng cho đến khi ra tòa.

Như vậy, việc ông Nam có đang tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành hay không?

Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc điều hành Công ty Luật TGS giải đáp như sau:

Quyền im lặng của bị can, bị cáo

Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định trực tiếp, cụ thể về “quyền im lặng”, nhưng qua Bộ luật Hình sự 2015 có thể thấy một số quy định gián tiếp được hiểu chung là quyền im lặng.

Quyền im lặng là quy định nhằm đảm bảo tính minh bạch của pháp luật, được xem là quy định tiến bộ vượt bậc, bảo vệ quyền công dân, giải quyết được những bất cập phát sinh khi cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng lời khai bất lợi cho bị can, bị cáo hoặc chỉ sử dụng duy nhất lời nhận tội của họ để kết tội khi đưa ra truy tố, xét xử.

Hiện nay, có nhiều bị can, bị cáo đã ý thức được quyền lợi của mình và sử dụng quyền im lặng để bảo vệ bản thân. Gần đây nhất, tại tòa, bị cáo Hoàng Công Lương (32 tuổi, bắc sĩ khoa hồi sức tích cực, bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình) đã bất ngờ đề nghị Hội đồng xét xử cho mình giữ quyền im lặng. Hay vụ việc gây xôn xao cách đây hơn 1 năm của hoa hậu Trương Hồ Phương Nga, khi đó Phương Nga từ chối không trả lời các câu hỏi của đại diện Viện kiểm sát TP.Hồ Chí Minh và Hội đồng xét xử, thực hiện quyền im lặng của mình.

Nhiều bị cáo sử dụng quyền im lặng để bảo vệ bản thân. 

Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về quyền của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp tại điểm d khoản 1 Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, điểm d khoản 2 Điều 60, điểm h khoản 2 Điều 61 theo đó bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến không buộc phải đưa ra.  lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.

Do đó nếu bị can, bị cáo thấy bất lợi cho mình thì không buộc phải khai báo hoặc buộc phải nhận mình có tội. Trong khi đó trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người bị buộc tội có quyền chứng minh mình vô tội, nhưng cũng không bắt buộc phải chứng minh là mình vô tội.

Tuy nhiên không phải trường hợp nào sử dụng quyền im lặng cũng là tốt cho bị can, bị cáo vì việc thành khẩn khai báo của bị can, bị cáo được xem là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt trong quyết định hình phạt đối với bị cáo.

Theo quy định tại Điều 15 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, tòa án hoàn toàn có thể tuyên một bản án buộc tội bị cáo nếu có đủ chứng cứ buộc tội bị cáo. Cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Quyền im lặng là quyền gắn liền với con người, đây là một quy định đúng đắn, tiến bộ giúp làm giảm án oan sai, tránh bức cung, nhục hình. Tuy nhiên, luật sư phải được tham gia từ giai đoạn đầu của vụ án để giúp phát hiện những sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, tránh để người bị tam giam, tạm giữ thiếu hiểu biết pháp luật phải tự mình đối diện với cơ quan điều tra và bị buộc phải đưa ra lời khai chống lại mình, bị mớm cung làm sai lệch bản chất của vụ án.

Người bi tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không khai báo để buộc tội mình trong mọi giai đoạn tố tụng và có quyền có luật sư bào chữa, đặc biệt trong những trường hợp luật định như người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần…. được đảm bảo có luật sư để giúp đỡ khai báo.

Vai trò của luật sư thể hiện rất rõ trong trường hợp này. Người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo khi đối diện với cơ quan điều tra luôn trong tình trạng lo sợ, yếu thế và thường không có hiều biết về pháp luật, không biết bảo vệ quyền lợi của mình.

Thời gian qua, những vụ án oan sai bị phanh phui, phát hiện, những trường hợp điều tra viên làm sai lệch hồ sơ vụ án, ép cung, mớm cung xảy ra rất nhiều và hậu quả để lại rất lớn và những đền bù về mặt vật chất hay công khai xin lỗi cũng không thể bù đắp được.

Nếu việc thực hiện quyền có luật sư bảo vệ của người bị tạm giam, tạm giữ từ giai đoạn bị bắt, lấy lời khai được thực hiện tốt hơn, luật sư được tạo điều kiện để giúp đỡ thân chủ của mình thì quyền lợi chính đáng của người bị tạm tam, tạm giữ, bị can, bị cáo có thể thể được đảm bảo không bị xâm phạm.

Giám đốc điều hành Công ty Luật TGS – Luật sư Nguyễn Văn Tuấn. 

Khi người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có luật sư thì việc lấy lời khai phải có mặt của luật sư, luật sư sẽ sử dụng quyền hợp pháp của mình để hỗ trợ pháp lý nói chung và hỗ trợ khi khai báo nói riêng.

Quyền được ghi âm, ghi hình

Thực tiễn cho thấy trong công tác điều tra nếu không ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung, điều tra viên sẽ lạm quyền để thực hiện theo ý của mình. Trên thực tế những trường hợp oan sai do điều tra viên dụ dỗ, dọa dẫm, lừa lọc hoặc ép bị can nhận tội xảy ra rất nhiều.

Kể từ ngày 18/3/2018 Thông tư liên tịch số 03/2018 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Quốc phòng hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh có hiệu lực. Thông tư cũng quy định chậm nhất đến ngày 01/1/2020 việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong điều tra, truy tố, xét xử mới được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Trong giai đoạn điều tra, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh được sử dụng trong trường hợp bị can hoặc người đại diên theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội, thay đổi lời khai so với lời khai đã khai trước đó để làm rõ hành vi phạm tội của bị can,pháp nhân thương mại, đồng phạm khác nếu có. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật của điều tra viên, cán bộ điều tra, kiểm sát viên, kiểm tra viên trong quá trình hỏi cung, lấy lời khai.

Trong giai đoạn truy tố kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh được sử dụng để phục vụ truy tố và làm cơ sở xác định tính khách quan trong hoạt động hỏi cung, lấy lời khai. Đặc biệt là phát hiện có dấu hiệu oan sai, bức cung, nhục hình hay không hoặc vi phạm pháp luật khác trong giai đoạn điều tra.

Trong giai đoạn xét xử, Hội đồng xét xử quyết định cho nghe, xem kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh tại phiên tòa để kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.

Theo Thông tư liên tịch 03/2018 cán bộ chỉ được thực hiện hoạt động tố tụng này khi bố trí được thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh. Đối với trường hợp lấy lời khai, hỏi cung pháp nhân thương mại phạm tội cán bộ hỏi cung, lấy lời khai phải đăng ký với cán bộ chuyên môn của cơ sở giam giữ hoặc trụ sở cơ quan điều tra,viện kiểm sát để được bố trí phòng chuyên dụng trong việc ghi âm, ghi hình có âm thanh.

Kết quả ghi âm, ghi hình có âm thanh được sử dụng để phục vụ truy tố và làm cơ sở xác định tính khách quan trong hoạt động hỏi cung, lấy lời khai. 

Bị can, bị cáo nên làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Ngay khi bị bắt, tạm giam, tạm giữ người bị tạm giam, tạm giữ nên yêu cầu có luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình ngay từ giai đoạn đầu của hoạt động điều tra. Luật sư sẽ là người hướng dẫn giúp thân chủ của mình biết cách bảo vệ, thực hiện quyền im lặng của mình trong những trường hợp cần thiết, tham gia vào quá trình hỏi cung, lấy lời khai.

Ngoài ra, sự có mặt của luật sư khi hỏi cung, lấy lời khai của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo còn giúp bị can, bị cáo không phải một mình đối diện với cơ quan điều tra, tránh được trường hợp bị ép cung, mớm cung, nhục hình hoặc các hành vi khác làm sai lệch bản chất vụ án, sai lệch hồ sơ, lời khai.

Khi chưa có luật sư tham gia hỏi cung, lấy lời khai cùng điều tra viên, người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo có thể thực hiện quyền im lặng cho đến khi vụ án đưa xét xử.

Đồng thời, Thông tư liên tịch số 03/2018 có hiệu lực từ ngày 18/3/2018, vì vậy người bị tạm giam, tạm giữ có thể yêu cầu phải có hoạt động ghi âm, ghi hình có âm thanh khi lấy lời khai, hỏi cung.

Người bị hỏi cung, lấy lời khai cũng cần phải chú ý việc ghi âm, ghi hình có âm thanh bắt đầu từ khi cán bộ hỏi cung nhấn nút bắt đầu. Cán bộ phải đọc thời gian bắt đầu và ghi rõ trong biên bản. trường hợp không bố trí được thiết bị ghi âm, ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung.

Bạn đang đọc bài viết Pháp luật quy định như thế nào về quyền im lặng của bị can?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.