Thứ sáu, 19/04/2024 15:25 (GMT+7)

Khởi kiện ra TAND để chia di sản thừa kế

MTĐT -  Thứ tư, 05/02/2020 09:25 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế

Câu hỏi: Bố tôi, ông mất năm 2016. Đến nay đã được 4 năm, nhưng tài sản là 1 ngôi nhà, mảnh đất ởThanh Hóa, 1 mảnh đất tại Hà Nội. các tài sản trên đều do anh trai tôi quản lý và chưa chia. Tôi là phận gái, muốn hỏi tôi có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế hay không. Nếu được chia thì tôi được tài sản nào, anh tôi đã đứng ra làm sổ tất cả các thửa đất của bố tôi. Bố tôi mất, không để lại di chúc mà tài sản khi mất chủ yếu theo phong tục tập quán sẽ do con trai sử dụng, quản lý và được hưởng. Tôi phải làm thế nào để được hưởng di sản của ông để lại?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn mất năm 2016, khi mất ông không để lại di chúc định đoạt tài sản của mình trước khi mất. Do đó, căn cứ vào quy định tại điểm a khoản 1 Điều 650 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì trường hợp của bạn thuộc trường hợp thừa kế theo quy định của pháp luật.

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những người thừa kế theo pháp luật và thứ tự hàng thừa kế.

“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Pháp luật không quy định chỉ con trai mới có quyền hưởng thừa kế di sản của bố bạn để lại, đồng thời pháp luật cũng không phân biệt hay cho phép con trai được hưởng di sản thừa kế nhiều hơn con gái. Mà theo quy định trên thì chỉ cần bạn là con của người mất và không thuộc trường hợp “không có quyền hưởng di sản theo quy định của Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015” là được hưởng phần di sản bằng nhau.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bố bạn mất theo Giấy chứng tử). Theo đó, bạn có quyền nộp hồ sơ khởi kiện ra TAND có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

Luật gia: Lê Minh
Địa chỉ: Tòa nhà New Skyline Khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Hotline: 0961.272.396
Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Khởi kiện ra TAND để chia di sản thừa kế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Tự...
Ta mạnh mẽ không phải ta không khóc///Thực chỉ là nước mắt ngược vào trong///Bởi ta biết giữa biển đời mênh mông///Sông núi rộng - hành trình ta tự bước
Khai mạc Hội Sách Hải Phòng năm 2024
Năm 2024, là năm thứ ba thành phố Hải Phòng tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam, đồng thời cũng là năm thứ 10 hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách trên địa bàn thành phố.