Thứ tư, 17/04/2024 02:26 (GMT+7)

Hậu quả khó lường của hành vi sản xuất, buôn bán “Đèn trời”

MTĐT -  Thứ hai, 19/08/2019 10:20 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tự ý sản xuất, buôn bán "Đèn trời" sẽ bị xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Tôi có tự ý sản xuất đèn trời để bán cho một số người kinh doanh ở các lễ hội tại Thái Bình và Nam Định, do ở đây có truyền thống và thói quen thả đèn trời, tuy tôi biết là sai nhưng vì nhu cầu mưu sinh, và đã làm nghề này từ lâu, xin hỏi nếu bị công an phát hiện thì tôi, có bị xử lý hay không? Mùa trung thu thì đang tới sắp gần nên tôi thực sự quan tâm và mong muốn báo cử người trả lời giúp tôi.

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chuyên mục hỏi đáp Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Đèn trời ngày xưa đã từng là một nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của một số vùng, đia phương, tuy nhiên, hậu quả mà nó gây ra lại vô cùng nguy hiểm và là nguyên nhân trực tiếp gây ra rất nhiều vụ cháy, hỏa hoạn, gây thiệt hại, tổn thất lớn cho con người về mặt tài sản, sức khỏe, tính mạng.

Ngày 17/7/2009, Thủ Tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ban hành Quyết định số: 95/2009/QĐ-TTg về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”. Theo đó, tại Điều 1 của Quyết định số 95 quy định “Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời” trong phạm vi cả nước”. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2019.

Theo thông tin bạn cung cấp và đối chiếu với quy định tại điểm b khoản 4 Điều 5 Nghị định số: 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  2. a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;
  3. b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".
  4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.”

Do đó, đối với hành vi sản xuất, buôn bán đèn trời của bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và tùy thuộc vào tính chất, mức độ, số lượng đèn trời mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt tiền từ 03 triệu đống đến 05 triệu đồng.

Không những thế, bạn có bị tịch thu và cho tiêu hủy toàn bộ số tang vât, phương tiện vi phạm theo quy định của khoản 5 Điều luật này.

Nếu cần có sự hỗ trợ, tư vấn thêm bạn đọc có thể liên hệ theo địa chỉ phía dưới đây.

 Luật gia: Lê Minh

Địa chỉ: Tòa nhà  New Skyline, Khu đô thị Văn Quán, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Hotline: 0961.272.396

Email: [email protected]

Bạn đang đọc bài viết Hậu quả khó lường của hành vi sản xuất, buôn bán “Đèn trời”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Sớm ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Hiện đã có 30 địa phương bắt đầu triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các hộ gia đình. Từ nay đến hết năm 2024, yêu cầu bắt buộc các địa phương phải ban hành quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có công tác phân loại.

Tin mới

Nước lọc có hạn sử dụng không?
Nước uống đóng chai được nhiều người thường xuyên sử dụng vì tính tiện lợi, vệ sinh, dễ dàng mua được ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, nhiều người thường không chú ý đến cách bảo quản và hạn sử dụng của nước uống đóng chai.