Thứ năm, 25/04/2024 16:06 (GMT+7)

Dự thảo Luật Bảo vệ MT (sửa đổi): Cần thêm thời gian hoàn thiện

MTĐT -  Thứ ba, 02/06/2020 09:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) đã được trình Quốc hội mới đây. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có thêm thời gian để xem xét và hoàn thiện trước những vấn đề còn chưa được làm rõ.

Thực hiện giảm phát thải khí nhà kính ở các địa phương và doanh nghiệp

Thừa và thiếu

Liên quan đến Chương VIII về Quy chuẩn kỹ thuật môi trường (QCKTMT), theo ông Nguyễn Trí Thâm - Trung tâm Nghiên cứu môi trường và phát triển cộng đồng, cần bỏ QCKTMT đối với các công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, vì đã có đối với nước thải sau xử lý để kiểm soát. Trong khi đó, còn thiếu QCKTMT đối với một số ngành đặc thù như y tế, do vậy, đề nghị bổ sung thêm cho phù hợp.

Về vấn đề biến đổi khí hậu, theo văn bản góp ý của Bộ Công Thương, đối với các quy định về kiểm kê phát thải khí nhà kính, xây dựng và triển khai hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm tra (MRV), chỉ nên quy định đối với cấp quốc gia, ngành và cơ sở; không nên quy định ở cấp địa phương để tránh chồng chéo, gây lãng phí nguồn lực và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. Do vậy, đề nghị bổ sung Điểm e vào Khoản 5, Điều 94: "Kiểm tra tình hình xây dựng và tổ chức thực hiện các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính cấp ngành ở các địa phương và doanh nghiệp"; bỏ Điểm a, Khoản 6, Điều 94 và chỉnh sửa Điểm c thành: "Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành hàng năm tại địa phương". Đồng thời, bổ sung Điểm d, Khoản 6, Điều 94: "Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành hàng năm tại địa bàn trước ngày 15 tháng 01 của kỳ báo cáo tiếp theo về các bộ, ngành, Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ".

Sửa đổi, bổ sung tại Điểm a, Khoản 7, Điều 94 quy định về xây dựng và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính: "Tổ chức thực hiện kiểm kê khí nhà kính, xây dựng, duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu phát thải khí nhà kính và gửi kết quả kiểm kê khí nhà kính định kỳ hai năm một lần về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 01 tháng 12 của kỳ báo cáo để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ".

Bổ sung Điểm b, Khoản 7, Điều 94 một số nội dung về năng lượng, sản xuất và tiêu dùng bền vững, cụ thể: "Xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hàng năm; thực hiện lồng ghép hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với các chương trình quản lý năng lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở".

Khoản 10, Điều 95 đề nghị sửa thành: "10. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, trên cơ sở tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính được phê duyệt, tổ chức phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các đối tượng được quy định tại Khoản 5 Điều này; tổ chức vận hành hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ các-bon trong nước".

Đề nghị sửa đổi Khoản 3, Điều 98 thành "Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu được quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường". Hay, Khoản 4, Điều 160 đề nghị sửa thành: "Nguồn ngân sách nhà nước bảo vệ môi trường được quản lý, sử dụng theo phân cấp, ưu tiên sử dụng cho các lĩnh vực trọng điểm theo yêu cầu bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội"…

Giảm chồng chéo cho doanh nghiệp

Thanh tra, kiểm tra là một trong những công cụ quản lý nhà nước. Để đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, việc thanh tra, kiểm tra cần được giao cho những bộ/ngành, địa phương được giao thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tương ứng. Đồng thời, được quy định chặt chẽ trong hệ thống pháp luật về thanh tra và các quy định đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để đảm bảo tránh chồng chéo, ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, nhiều ý kiến góp ý đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung thêm Điểm g vào Khoản 1, Điều 177, cụ thể: "Bộ trưởng các bộ/ngành tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý".

Cùng với đó, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, đề nghị sửa đổi Khoản 2, Điều 186 của Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi như sau:"2. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì ban hành hoặc trình ban hành chính sách giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải trong hoạt động công nghiệp và thương mại; chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường, phát triển ngành sản xuất năng lượng đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính; tổ chức triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý".

Trong thời gian vừa qua, một trong những nhiệm vụ giao cho Bộ Công Thương là "chỉ đạo phát triển ngành công nghiệp môi trường". Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã không quy định nội dung giao dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình ban hành các chính sách liên quan. Tại Nghị quyết Trung ương số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị vừa ban hành có đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện nghị quyết, trong đó có nội dung "Có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp môi trường gắn với ngành năng lượng". Quyết định số 192/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13 tháng 02 năm 2017 phê duyệt "Đề án Phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025", Thủ tướng Chính phủ có giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện phát triển ngành công nghiệp môi trường. Do đó, đề nghị bổ sung thêm Khoản 4, Điều 157, cụ thể: "4. Chính phủ quy định chi tiết về phát triển công nghiệp môi trường" để có đủ cơ sở pháp lý triển khai nhiệm vụ "phát triển ngành công nghiệp môi trường".

Trước thực tế còn nhiều điểm chưa rõ ràng và chưa đáp ứng hoạt động của doanh nghiệp, cộng đồng xã hội và công tác quản lý của các ngành, địa phương, các chuyên gia cho rằng, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường cần tiếp tục có thêm thời gian để tham vấn doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động chính của dự thảo.

Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) cần đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường mang tính khả thi cao, phù hợp với trình độ công nghệ và quản lý của doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn. Đồng thời, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, tránh trường hợp các quy định được ban hành nhưng doanh nghiệp không thể thực hiện được dẫn đến cố tình làm sai hoặc tránh né thực hiện.

Theo Thu Hường/Báo Công thương

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Bảo vệ MT (sửa đổi): Cần thêm thời gian hoàn thiện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

MTĐT

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.