Thứ bảy, 20/04/2024 14:38 (GMT+7)

Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?

Luật sư Đồng Xuân Thụ -  Thứ năm, 23/04/2020 09:03 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Xăng, dầu, mỡ nhờn chịu thuế bảo vệ môi trường là xăng dầu có gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu (người nộp thuế và người chịu thuế không phải là một), thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Hiện nay, những hàng hóa nào là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

A. Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường

Theo Điều 1 Thông tư 152/2011/TT-BTC đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường gồm hàng hóa thuộc các nhóm sau:

Nhóm 1: Xăng dầu, mỡ nhờn

Xăng dầu, mỡ nhờn chịu thuế bảo vệ môi trường gồm: Xăng, trừ etanol; nhiên liệu bay; dầu diezel; dầu hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn.

Lưu ý:

- Xăng, dầu, mỡ nhờn chịu thuế bảo vệ môi trường là xăng dầu có gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).

- Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch.

Nhóm 2: Than đá

Than đá chịu thuế, gồm: Than nâu, than an-tra-xít, than mỡ; than đá khác.

Nhóm 3: Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)

Đây là nhóm chất gây suy giảm tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp bán dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện lạnh nhập khẩu.

Nhóm 4: Túi ni lông

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm trong đó) được làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE. Trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng tiêu chí thân thiện với môi trường.

Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá không phải chịu thuế bảo vệ môi trường gồm:

+ Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.

+ Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

+ Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.

+ Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu hoặc mua trực tiếp...để đóng gói sản phẩm không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.

Nhóm 5: Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

Nhóm 6: Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

Theo phụ lục kèm theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14 về biểu thuế bảo vệ môi trường thì thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dung gồm 02 loại thuốc có tên thương phẩm là PMC 90 DP, PMs 100 CP.

Nhóm 7: Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

Thuốc bảo quản lâm sản phải chịu thuế bảo vệ môi trường gồm 02 loại thuốc có tên thương phẩm là thuốc XM5 100 bột, LN 5 90 bột,

Nhóm 8: Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

Các loại thuốc khử trùng kho sau đây là đối tượng chịu thuế, gồm: Thuốc Alumifos 56% Tablet, Celphos 56 % tablets, Fumitoxin 55 % tablets, Phostoxin 56% viên tròn, viên dẹt, Quickphos 56 %, Magtoxin 66 tablets, pellet; Bromine - Gas 98%, 100%, Dowfome 98 %.

B.Đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường

- Những hàng hóa không thuộc các đối tượng trên thì không chịu thuế;

Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 152/2011/TT-BTC hàng hóa thuộc 8 nhóm trên không chịu thuế trong một số trường hợp sau:

- Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam (quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

- Hàng hoá quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật.

- Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.

Bạn đang đọc bài viết Đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

WHO phát hiện virus cúm H5N1 trong sữa bò
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Bài thơ: Nhớ Tháng Tư
Tháng Tư về mang theo nhiều kỷ niệm ////Đường Vườn Chuối (1) năm nào hai đứa cùng đi ///Có hàng me xanh cùng gió thầm thì///Loang loáng nước cơn mưa chiều đầu hạ