Thứ tư, 24/04/2024 06:31 (GMT+7)

Thông tin bất ngờ vụ rò rỉ đập chắn hàng trăm tỷ tại Vĩnh Phúc

Đào Tấn - Trung Đức -  Thứ sáu, 31/05/2019 13:24 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Hiện tượng thấm nước hồ và gây mất ổn định, an toàn đập xảy ra dưới nền đập, tiếp giáp đất đắp và các lớp đất nền và thoát ra hạ lưu…” - tại Báo cáo phương án, hướng xử lý thấm hạ lưu đập Đồng Mỏ.

“Quên” đặt ống thu nước theo thiết kế?

Như đã thông tin trước đó, Dự án hồ chứa nước Đồng Mỏ được được Bộ Nông nghiệp & PTNT quyết định phê duyệt và giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Phúc làm chủ đầu tư. Công trình được khởi công xây dựng từ năm 2011.

Hồ chứa nước Đồng Mỏ có diện tích quy hoạch là 112 ha; tổng mức đầu tư là trên 382 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Sau 7 năm thi công, mãi đến năm 2017 dự án được nghiệm thu và tiến hành đi vào hoạt động.

Công văn của Tổng Cục Thủy Lợi, Bộ NN&PTNT

Với ý nghĩa quan trọng và thiết thực như vậy, những tưởng khi đi vào hoạt động, Dự án hồ chứa nước Đồng Mỏ sẽ sẽ đảm bảo cấp nước cho trên 530 ha diện tích đất canh tác, tạo nguồn nước sinh hoạt cho 15.000 hộ dân.

Nhưng, dù mới đưa vào sử dụng được 2 năm, đập chắn nước trị giá 382 tỷ đồng đã liên tiếp xuất hiện các mạch rò rỉ. Nước từ hồ thấm qua thân đập, đùn từ dưới lên tạo nên các dòng suối nhỏ chảy thẳng ra mương hay vào các ao, hồ nhỏ trong dân.

Trước tình trạng thấm nước từ chân đập Đồng Mỏ xuống hạ lưu, thấm vào nhà dân, Tổng Cục Thủy Lợi thuộc Bộ NNVPT đã tiến hành kiểm tra, có Công văn gửi đến Sở NN&PTNT và UBND tỉnh Vĩnh Phúc có hướng xử lý.

Đập Đồng Mỏ trước khi hoàn thành

Tại CV số 203/ TCTL-XDCB của Bộ NN&PTNT ngày 21/02/2019 gửi Sở NN&PTNT, UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc theo dõi và xử lý thấm đập phụ số 1 thuộc Dự án hồ chứa nước Đồng Mỏ, tỉnh Vĩnh Phúc.

Theo đó, về hiện trạng thấm nước ở đập phụ số 1 và số 3: “Kết quả kiểm tra, theo dõi cho thấy, phần đất đắp đập đảm bảo yêu cầu ổn định thấm. Dòng thấm xuất hiện ở vị trí +53,0m  thấp hơn chân đập phía hạ lưu 3 m nên có khả năng là thấm qua nền đất.

 Tại đập phụ số 3, riêng bộ phận rãnh thoát nước ở chân hạ lưu đập có 1 số vị trí không có lỗ thoát nước từ thiết bị thoát nước từ mái vào rãnh nên có hiện tượng nước thấm chảy ngược từ rãnh lên…”.

Đoạn thấm nhiều nhất chính là đập đắp đất (Ảnh quá trình xây đập trước khi hoàn thành)

Công văn yêu cầu Chủ đầu tư theo dõi, đánh giá, xác định nguyên nhân và biện pháp xử lý đảm bảo an toàn công trình; thi công đường dẫn nước thấm khỏi khu dân cư sau đập. Báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc bố trí nguồn kinh phí để xử lý triệt để hiện tượng thấm nền nêu trên, hoàn thành trong năm 2019 để hồ tiếp tục tích nước. Yêu cầu Chủ đầu tư, đặt các ống thu nước từ vật thoát nước mái hạ lưu theo đúng thiết kết đã duyệt.

Sau khi hoàn thành, đập kè đá nứt, chân đập thấm nước

Ngày 28/02/2019, Sở NN&PTNT báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc tại Văn bản 296/SNN&PTNT- QLXDCT về việc Xử lý thấm tại đập phụ số 1 hồ Đồng Mỏ.

Tại CV của Tổng Cục thủy lợi, Bộ NT&PTNT cho thấy, Chủ đầu tư và đơn vị thi công phải chăng đang “quên” không đặt các ống thu nước theo đúng thiết kế?

Hệ số thấm vượt Tiêu chuẩn Việt Nam

Sau khi nhận CV và chỉ đạo từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc, BQLDA Sở NT&PTNT “sốt sắng” thuê đơn vị Tư vấn để khảo sát, theo dõi và xác định nguyên nhân hiện tượng thấm nước tại đập chắn nước Đồng Mỏ.

Kết luận ban đầu về nguyên nhân thấm nước

Kết luận cho thấy, hiện tượng thấm nước hồ và gây mất ổn định và an toàn đập xảy ra dưới nền đập và tiếp giáp giữ dấtđắp và các lớp đất nền thoát ra hạ lưu đập từ cao trình khoảng +50,16 m đến + 48.90m, cách chânđập từ 55,0 đến 75,0 m về phía hạ lưu.

Hệ số thấm vượt quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam

Chưa có rãnh tiêu thoát nước từ rãnh thu nước mặt và nước thấm dưới chân mái đập đến miền thoát nước của khu vực. Nước thấm làm ướt đất bề mặt gây khó khăn trong việc sinh hoạt và canh tác của dân, gây chết cây trồng và làm lún nứt nhà dân trong phạm vi nước thấm khoảng 600m 2 và một số vị trí khác trong khu vực hạ lưu đập phụ số 1. Khi hồ tích nước đến cao trình MNDBT là +68.70m chắc chắn lượng nước thấm sẽ lớn hơn nhiều.

Về mặt thấm nước của hồ chứa : Các lớp đất và các đới đá phong hóa dưới nền công trình nền có hệ số thấm rất không đồng đều từ thấm ít đến thấm mạnh; đặc biệt là phần tiếp giáp giữa các lớp đất nền và đất đắp như vậy là rất lớn với quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam…

Trên cơ sở thực trạng thấm, TVTK đã kiến nghị giải pháp xử lý đồng bộ để đảm bảo an toàn công trình trong quá trình vận hành lâu dài để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân.

Môi Trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thôn tin.

Bạn đang đọc bài viết Thông tin bất ngờ vụ rò rỉ đập chắn hàng trăm tỷ tại Vĩnh Phúc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới