Thứ bảy, 20/04/2024 06:14 (GMT+7)

Hà Tĩnh: Bị “tuýt còi” HTX nuôi tôm Bảo An Phú vẫn thách thức?(Kỳ 5)

NGUYỄN TÙNG -  Thứ sáu, 20/07/2018 10:34 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Mặc dù, đã có quyết định xử phạt và đình chỉ các hồ nuôi tôm trái phép tại xóm Xuân Phú, xã Kỳ Xuân. Tuy nhiên, những hồ tôm này vẫn ngang nhiên hoạt động, thách thức pháp luật?

Như Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã đăng tải loạt bài phản ánh về tình trạng hàng loạt hồ nuôi tôm trái phép ngang nhiên xả thải trực tiếp ra môi trường tại khu vực Khe Ngâm, thôn Xuân Phú, xã Kỳ Xuân gây ra bao nhiêu hệ lụy, nhưng cơ quan chức năng vẫn thờ ơ, vào cuộc chậm trễ.

Theo đó, tại khu vực này hiện tại có 14 hồ nuôi tôm của HTX Bảo An Phú và những hộ dân khác. Mặc dù, hoạt động nuôi trồng trên đấp trái phép và xả thải không theo quy trình gây ô nhiễm môi trường hơn 3 năm nay. 

Trong quá trình tìm hiểu về nội dung này, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã có các bài viết liên quan trong vòng 7 tháng (từ tháng 12/2017).

Tuy nhiên, sau nhiều lần báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng sở tại vẫn chưa thực sự vào cuộc quyết liệt để giải quyết dứt điểm những hệ lụy từ các hồ tôm này gây ra mà vẫn còn thờ ơ, chậm trễ.

Nước thải, chất thải từ các hồ nuôi tôm xả ra môi trường.

Phải đến tháng 4/2018 Sở TN&MT Hà Tĩnh, Chi cục bảo vệ Môi trường tỉnh Hà Tĩnh mới lập đoàn kiểm tra thực tế và lấy mẫu thí nghiệm mức độ ô nhiễm tại khu vực Khe Ngâm, thôn Xuân Phú, xã Kì Xuân.

Ngày 14/5 UBND huyện Kỳ Anh có báo cáo số 62 về việc HTX Bảo Phú An và những hộ nuôi tôm khác tại xóm Xuân Phú, xã Kỳ Xuân hoạt động trái phép, xả thải gây ô nhiễm môi trường đã vi phạm Khoản 4 Điều 24, Nghị định 10/VBHN-BNNPTNT ngày 06-07-2017 của Bộ NNPTNT quy định vè xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản.

Tuy nhiên, trong báo cáo chỉ thấy HTX Bảo An Phú vi phạm về đất đai, và hình thức xử phạt chứ không nêu rõ về vấn đề ô nhiễm và mức độ ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến con người như thế nào.

Mọi chất thải không được lắng động qua hồ này mà được xả trực tiếp ra ngoài môi trường.

Báo cáo cũng không nêu rõ được mốc thời gian cụ thể để tiến hành đình chỉ, san lấp và hoàn trả lại mặt bằng các hồ đang thả tôm mà chỉ ghi thời gian chung chung đến hết vụ tôm 2018. Trong khi đó, mỗi vụ tôm chỉ kéo dài 3 tháng, tức là mỗi năm các hộ dân nuôi trồng được khoảng 3 –  4 vụ tôm như vậy.

Đặc biệt, theo ông Đặng Hữu Bình – Phó Chi cục Bảo vệ Môi trường, thì tại thời điểm đoàn vào kiểm tra thực tế vào ngày 07-06-2018 thì HTX Bảo An Phú chỉ mới nuôi 4 hồ còn 6 hồ chưa nuôi, 4 hồ đã nuôi tôm từ tháng 4- 2018.

Vậy để hết vụ này thì theo quy trình là đến tháng 7 là thu hoạch. Bởi thế HTX Bảo An Phú và các hộ dân phải hoàn trả lại mặt bằng vào thời điểm thu hoạch vụ tôm này trong tháng 7 chứ không cần đến hết năm 2018 này.

Điều đáng nói, sau khi có quyết định xử phạt và đình chỉ các hồ tôm trái phép và xả thải gây ô nhiễm, các hồ tôm này vẫn tiếp tục hoạt động và xả thải trực tiếp ra môi trường bất chấp pháp luật. 

Mặc dù, phía cơ quan chức năng đã có yêu cầu phải có biện pháp xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường đối với những hồ đã thả giống, thế nhưng các hộ nuôi tôm này vẫn để ngoài tai không chịu thực hiện.

Trên thực tế, phía cơ quan chức năng cũng chưa thực sự sâu sát, tăng cường kiểm tra xử lý dứt điểm vấn đề.

Mặc dù đã có yêu cầu biện pháp xử lý nước thải khi thải ra môi trường nhưng các hộ nuôi tôm không thực hiện mà ngang nhiên thách thức dư luận.

Mới đây, theo thông tin phản ánh, các hồ tôm này lại tiếp tục xả trực tiếp chất thải chưa được xử lý ra ngoài môi trường gây bức xúc dư luận. Trong khi đó phía HTX Bảo An Phú đã cho đào một hồ dùng để xử lý nước thải tạm thời (Theo ông Đặng Hữu Bình – Phó chi cục bảo vệ môi trường), nhưng cũng chỉ làm theo kiểu đối phó, làm cho có. Mọi chất thải không được lắng động qua hồ này mà được xả trực tiếp ra ngoài môi trường.

Việc HTX Bảo An Phú và các hộ nuôi tôm này bất chấp pháp luật, vẫn ngang nhiên xả thải nhưng phía cơ quan chức năng vẫn chưa có một động thái quyết liệt trong việc xử lý. Việc nuôi trồng và xả thải về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường và cảnh quan xung quanh.

Đặc biệt khu vực này lại nằm trong quy hoạch Khu du lịch thuộc xóm Xuân Phú, xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Mặc dù, sai phạm của HTX này đã diễn ra lâu ngày và gây ra bao nhiêu là hệ lụy, khiến dư luận đang đặt ra câu hỏi chính quyền sở tại có cố tình “bao che” và “làm ngơ” cho những sai phạm đó hay không? Và liệu có việc “bật đèn xanh” cho những sai phạm của HTX nuôi tôm Bảo An Phú đang bức tử môi trường?

Câu hỏi này xin dành cho các cơ quan có thẩm quyền trả lời.

Bạn đang đọc bài viết Hà Tĩnh: Bị “tuýt còi” HTX nuôi tôm Bảo An Phú vẫn thách thức?(Kỳ 5). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Chương trình "Huyền thoại tuổi thanh xuân"
Huyền thoại tuổi thanh xuân là một chương trình sống động để chúng ta hiểu hơn về lòng yêu nước và tinh thần kiên cường, dũng cảm chiến đấu chống ngoại xâm của người phụ nữ Việt Nam
Chăm lo đời sống công nhân vệ sinh môi trường
Góp phần không nhỏ vào việc làm cho môi trường thành phố xanh, sạch, đẹp, nhưng hiện nay đời sống của hầu hết công nhân vệ sinh gặp không ít khó khăn và rủi ro, như môi trường làm việc độc hại, dễ xảy ra tai nạn lao động, thu nhập thấp,...