Thứ năm, 25/04/2024 17:48 (GMT+7)

Đắk Nông: Lò sấy cà phê ‘xả khói’ gây ô nhiễm

Trần Quỳnh -  Thứ sáu, 24/11/2017 10:30 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Do sử dụng công nghệ lạc hậu, nên hầu hết các lò sấy đều không đảm bảo về môi trường, gây bức xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những hộ dân sống ở xung quanh.

Hiện nay, tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đang bắt đầu bước vào mùa thu hoạch cà phê. Đây cũng là lúc các lò sấy cà phê bước vào cao điểm hoạt động. Do sử dụng công nghệ lạc hậu, nên hầu hết các lò sấy đều không đảm bảo về môi trường, gây bức xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những hộ dân sống ở xung quanh.

Theo thống kê từ cơ quan chức năng, toàn huyện Đắk Mil hiện có khoảng 1.000 lò sấy cà phê, phần lớn các lò sấy này lại nằm trong khu dân cư, vì vậy quá trình hoạt động ít nhiều đều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân.

Theo ghi nhận của PV Môi trường Đô thị điện tử, vào thời điểm này, dọc trên tuyến Quốc lộ 14 đoạn qua xã Thuận An, huyện Đắk Mil rất dễ bắt gặp hình ảnh các lò sấy đua nhau "nhả khói" ra môi trường. Không những thế, một số lò sấy xung quanh không được bịt kín, không có ống khói để đưa lên cao. Vì vậy, khói bụi, mùi hôi lan tỏa ra xung quanh trong sự bất lực của những hộ dân ở gần.

Nhiều lò sấy cà phê tại huyện Đắk Mil đang xả khói gây ô nhiễm môi trường.

Theo người dân, khói nhiều nhất là vào thời điểm khởi động tức là lúc cà phê còn tươi. Mỗi đợt sấy, kéo dài từ 12 – 14 tiếng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc người dân phải chịu đựng cảnh ô nhiễm trong khoảng thời gian nói trên. Điều đáng nói, không chỉ gây ra ô nhiễm về khói, quá trình hoạt động còn gây ra tiếng ồn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống chung quanh khu vực.

Chị N.T.H người dân xã Thuận An, huyện Đắk Mil, nói: “ Gia đình tôi sống sở đây gần 20 chục năm rồi. Mỗi lần đến mùa cà phê là phức tạp, khói bụi rất khó chịu. Năm nào đến mùa cà phê cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trong nhà có 2 người bị bệnh viêm xoang, viêm mũi rồi đấy các chú ạ”.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Tuấn – Trưởng phòng TNMT huyện Đắk Mil cho biết: “Trong thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Đắk Mil chủ yếu tập trung vào các lò sấy nông sản, cụ thể là lò sấy cà phê. Qua thống kê, trên địa bàn huyện có khoảng trên 1.000 lò sấy lớn, nhỏ. ở đây người ta chủ yếu hoạt động vào mùa cà phê khoảng 2 – 3 tháng. Để giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường, hàng năm phòng đều có tham mưu cho UBND huyện để phối hợp với Phòng Tư pháp và các đơn vị liên quan của cấp xã triển khai công tác tuyên truyền. Bên cạnh đó, tổng hợp các lò sấy gây ô nhiễm, bức xúc cho người dân để có kế hoạch di dời. Ngay trên địa bàn huyện, chúng tôi đã vận động, tuyên truyền và di dời được một số lò sấy ở địa bàn Thị trấn Đắk Mil, xã Đức Minh ra khỏi khu dân cư, đồng thời các lò sấy còn lại phải chấp hành cải tiến giảm ô nhiễm môi trường. Còn một số chủ lò sấy không chấp hành, chúng tôi đang phối hợp với Trung tâm quan trắc thuộc Sở TNMT của tỉnh kiểm tra. Trên cơ sở đó, nếu phát hiện vi phạm thì có biện pháp mạnh và yêu cầu tạm ngừng hoạt động”.

Trước tình trạng các lò sấy cà phê đang gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Đăk Nông cần nhanh chóng thanh, kiểm tra và xử lý nhằm bảo vệ môi trường sống trong lành cho người dân.

Trần Quỳnh
PV Thường trú tại Tây Nguyên

Bạn đang đọc bài viết Đắk Nông: Lò sấy cà phê ‘xả khói’ gây ô nhiễm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.
Bài thơ: Hẹn tương phùng
Ta hẹn người kiếp sau mình gặp lại///Ngay từ thời hai đứa còn ngây thơ///Khi chúng mình chưa vướng sợi duyên tơ///Dành cho nhau trọn mối tình mơ mộng
Long An: Sử dụng tài nguyên nước hợp lý
Được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các cấp, công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào nề nếp, được sử dụng hợp lý, hiệu quả.