Thứ năm, 25/04/2024 07:42 (GMT+7)

Cận cảnh 'thiên đường' trạm trộn bê tông không phép ở Bắc Ninh(Kỳ 1)

Sơn Hồng - Tiêu Diệp -  Thứ năm, 21/03/2019 08:13 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Ông Nguyễn Huy Ngà – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, các trạm trộn bê tông tại xã Tri Phương đều mọc lên không phép.

Nhắc đến xã Tri Phương (huyện Tiên Du, Bắc Ninh), người ta thường nghĩ đến mảnh đất văn hiến lâu đời nằm gọn bên dòng sông Đuống mộng mơ. Thế nhưng, vài năm gần đây, xã Tri Phương lại được nhắc đến như một trong những "điểm đen" về ô nhiễm môi trường.

Vùng đất được mệnh danh... "coi trời bằng vung", nhức nhối “nạn” lấn, chiếm dụng, sử dụng đất sai mục đích với hàng loạt trạm trộn bê tông không phép. Biến nơi đây trở thành “thiên đường” trạm trộn với những “hung thần” xe quá tải hoành hành, phá nát đê sông Đuống.

Dòng sông Đuống thơ mộng ngày nào bỗng nhiên biến thành các bãi tập kết vật liệu xây dựng nham nhở.

Mới đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử nhận được phản ánh của người dân xã Tri Phương yêu cầu làm rõ sự xuất hiện của hàng loạt trạm trộn bê tông không phép, tự ý lấn chiếm hàng nghìn m2 đất nông nghiệp, đất lòng đê sông Đuống sử dụng vào mục đích vụ lợi cá nhân, gây bất bình trong dư luận.

Để khách quan, phóng viên đã xuống ghi nhận thực tế, đứng từ xa chúng tôi đã thấy hàng loạt boong trộn bê tông lô nhô như nấm. Càng lại gần, chúng tôi càng bất ngờ bởi quy mô hoành tráng được phân khu rõ ràng với điểm tập kết trạm trộn, khu tập kết vật liệu, nhà chờ, bãi xe cùng hàng rào bảo vệ… 

Chỉ tính qua, chúng tôi thấy 9 trạm trộn của Công ty xây dựng Tri Phương, Công ty TNHH Nam Đạt, Công ty TNHH Tuấn Hùng, Công ty xí nghiệp bê tông miền Bắc, HTX Sơn Long, Công ty TNHH Hoàn Hợp, Công ty TNHH Thịnh Cường, Công ty đầu tư khai thác cảng Tri Phương, Công ty Mạnh Dũng.

Các trạm trộn mọc lên nhiều năm, nhưng không hiểu vì lý do gì hàng nghìn m2 đất sử dụng sai mục đích, gần chục trạm trộn bê tông hoạt động xả thải gây ô nhiễm và bức tử môi trường vẫn “chình ình” như chưa hề có sự thanh kiểm tra từ phía chính quyền.

PV có mặt vào hồi tháng 10/2018 thế nhưng hàng loạt trạm trộn bê tông vẫn chưa có dấu hiệu dừng hoạt động.

Trao đổi với ông Nguyễn Huy Ngà – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Cái khó xử lý nhất là các trạm trộn tại xã Tri phương, vì mỗi trạm trộn đều xây dựng từ 3-4 trụ. Nó nằm trong quy hoạch được cấp phép để vật liệu xây dựng của tỉnh, nhưng không ai cấp phép cho các đơn vị này làm trạm trộn cả”.

Dù hành vi vi phạm pháp luật, coi trời bằng vung của các doanh nghiệp đã rõ, song chính quyền đến nay chỉ mới tiền hành xử phạt hành chính 3 đơn vị: Công ty CP bê tông Cường Thịnh phạt - 3 lần 36 triệu đồng; Công ty Hoàn Hợp – phạt 15 triệu đồng; Công ty Nam Đạt - phạt 20 triệu đồng.

Trước khi xây dựng chúng tôi có nắm bắt được, đã ra văn bản giao cho xã xử lý nhưng các trạm trộn này cứ xây chui nên rất khó kiểm soát. Trường hợp nào không tuân thủ tự tháo dỡ chúng tôi sẽ tiến hành cưỡng chế theo tinh thần chung của huyện.Trước cơ quan báo chí chúng tôi hứa sẽ hoàn thành trước tháng 11/2018”, đó là lời khẳng định cương quyết của ông Ngà - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tiên Du.

Ông Nguyễn Huy Ngà – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, các trạm trộn bê tông tại xã Tri Phương đều mọc lên không phép.

Ngoài việc xâm lấn đất để xây trạm trộn, các đơn vị này còn xây thêm cả trạm biến áp và các công trình phụ trợ khác. Mặc dù khẳng định trước báo chí rằng, các trạm trộn này đều “làm liều” song chính quyền từ cấp huyện cũng lần lượt bó tay, chịu thua để cho các trạm trộn không phép mặc sức hoành hành.

Được biết, hạn cuối cùng để các đơn vị tự tháo dỡ đến 30/10/2018 nếu không hoàn thiện được giấy tờ xin cấp phép hay tự tháo dỡ phòng sẽ tiến hành lập hồ sơ xin phép tỉnh sẽ tiến hành cưỡng chế không riêng gì Minh Đạo, Tri Phương, Cảnh Hưng... mà toàn bộ các xã trên địa bàn huyện.

Thêm nữa, phía huyện Tiên Du cũng yêu cầu chủ tịch cấp xã ký cam kết trách nhiệm người đứng đầu nếu xảy ra các trường hợp vi phạm mới, tái vi phạm sẽ xử lý người đứng đầu.

Luật đã ban, chế tài đã có tại sao chính quyền địa phương từ cấp xã đến cấp huyện vẫn “ậm ừ” kéo dài cho sai phạm? Việc xử lý và cưỡng chế hàng loạt trạm trộn này như thế nào, có giống như lời khẳng định của ông Ngà hay không?

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh 'thiên đường' trạm trộn bê tông không phép ở Bắc Ninh(Kỳ 1). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành