Thứ năm, 28/03/2024 17:12 (GMT+7)

Xã Thanh Văn (Hà Nội): Cần lắm một cách giải quyết có tâm, có tầm

Hoàng Oanh - Quỳnh Nga -  Thứ tư, 12/09/2018 08:42 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ việc bà cụ 81 tuổi, thôn Bạch Nao, xã Thanh Văn, xã Thanh Oai, Hà Nội kiến nghị về việc bị ông Nguyễn Trọng Huy - Phó Bí thư Chi bộ thôn Bạch Nao tranh cướp ruộng trước sự thờ ơ của chính quyền

Kỳ 2: Từ lá đơn kêu cứu của bà cụ 81 tuổi
Từ việc bà cụ 81 tuổi tên Nguyễn Thị Bẫm, công dân thôn Bạch Nao, xã Thanh Văn, xã Thanh Oai, Hà Nội kiến nghị về việc bị ông Nguyễn Trọng Huy - Phó Bí thư Chi bộ thôn Bạch Nao tranh cướp ruộng trước sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm bảo vệ công dân bị xâm phạm tài sản của chính quyền sở tại. Phóng viên MT-ĐT tiếp tục tìm hiểu sự việc qua nhiều nguồn thông tin thì được biết:
Hồ sơ thể hiện rõ quyền sử dụng ruộng đất của cụ Bẫm!
Theo biên bản về việc chuyển đổi ruộng để làm tiểu thủ công nghiệp ngày 14/05/2007 được lập tại UBND xã Thanh Văn với sự tham dự của các ông: Trần Văn Tuấn – Chủ tịch UBND xã; Hoàng Văn Hòa – Cán bộ địa chính; Trương Văn Phú – Trưởng miền 3; Quang Hồng Chiến – Trưởng miền 4 thì “Thực hiện chủ trương của Đảng ủy, HĐND; UBND xã đã giao cho Ban Địa chính làm việc trực tiếp với các hộ về việc tự nguyện chuyển đổi đất ruộng để làm tiểu thủ công nghiệp (TTCN) của địa phương. Khu vực Mả Lê nằm trong điểm TTCN quy hoạch, các hộ có ruộng nằm trong điểm quy hoạch có nguyện vọng lấy ruộng cấy, tập thể đã vận động một số hộ đổi ruộng như sau: Ông Trần Văn Mọc (chồng bà Bẫm 81 tuổi được nêu trong bài) thuộc Đội 4 – thôn Bạch Nao có ruộng ở Cui Trong là 5,23 sào; Ông Quang Hoàng Phi thuộc Đội 4 – thôn Bạch Nao có ruộng khu ưu tiên ở khu Đồng Sục 5,05 sào; Ông Hoàng Văn Hòa thuộc Đội 4 – thôn Bạch Nao có ruộng ở Cui Trong 4,8 sào. Tổng diện tích của cả 3 hộ là 15,08 sào trả cho bà Giám và anh Nguyễn Hữu Cường có ruộng ở Mả Lê chuyển ra cấy; Anh Nguyễn Trọng Huy thuộc Đội 3 – thôn Bạch Nao có ruộng ở Mả Lê với diện tích 8,07 sào chuyển đổi ruộng ra Cầu Giặng 7,57 sào, ruộng ở Mả Mái quỹ đất II chuyển thành quỹ I là 0,5 sào; Các hộ ở Cui Trong, Đồng Sục ưu tiên lấy ruộng về quỹ đất II của Đội 4 ở góc Đồng Sục 8,98 sào chuyển quỹ đất I để trả ông Trần Văn Mọc diện tích 5,23 sào*1,25=6,53 sào. Lấy về Đồng Sục là 2,99 sào, còn về Mả Lê là 3,54 sào…..”.

Biên bản chuyển đổi ruộng để làm tiểu thủ công nghiệp của gia đình cụ Bẫm (có tên cụ ông Trần Văn Mọc – chồng cụ Bẫm)

Như vậy với biên bản đầy đủ chữ ký của thành phần tham dự thì kèm theo dấu xác nhận của UBND xã thì điều đầu tiên có thể khẳng định: Thứ nhất là bà cụ Bẫm đã được chính quyền sở tại thời điểm năm 2007 phân cho sử dụng 2,99 sào ruộng canh tác tại xứ Đồng Sục (lý do được phân chia đã được nêu ở trên); Thứ hai là đất ruộng xứ Đồng Sục mà bà Bẫm được phân sử dụng làm nông nghiệp là đất được quy hoạch vào khu TTCN mà trước đó do anh Nguyễn Hữu Cường sử dụng chứ không phải của anh Nguyễn Trọng Huy. Vì thế có thể thấy việc anh Huy bỗng dưng ra chiếm ruộng của bà Bẫm, rồi cùng vợ mình to tiếng, cản trở không cho bà Bẫm cấy hái trên thửa ruộng mà bà đã làm nông đến hơn 11 năm qua là một việc hết sức vô lý trước sự dung túng của chính quyền địa phương hiện tại.

 Biên bản về việc chuyển đổi ruộng để làm tiểu thủ công nghiệp thể hiện việc đất của ông Huy không thuộc khu ruộng của cũ Bẫm đang cấy hiện nay.

Tuy nhiên để kiểm chứng thông tin từ hồ sơ nêu trên, phóng viên MT và ĐT đã về UBND xã Thanh Văn để làm việc, và tại đây phóng viên cũng đã gặp ông Nguyễn Trọng Huy. Khi được hỏi về việc cụ Bẫm có đơn phản ánh về việc ông ra chiếm ruộng đất của cụ thì ông Huy cho phóng viên biết là cụ Bẫm mà tố cáo là gia đình nhà tôi là tổ chức người nhà ra cướp ruộng ở ngoài đồng Sục là vu cáo. (?!) Tuy nhiên khi phóng viên hỏi về sự việc xảy ra thì ông Huy lại nói là vào tháng 2 năm nay, vào vụ xuân. Khi hỏi về nguồn gốc mảnh đất đó thì ông Huy không đưa ra được chứng lý gì để biện minh cho thửa đất cụ Bẫm đang sử dụng là ông cũng có quyền sử dụng (?!). Ông cho phóng viên biết: “Nói với các anh chị như thế này, trong cái biên bản ngày 14/5/2010… năm 2007 thực hiện nghị quyết của Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND là chuyển cái đất của chúng tôi được chia năm 2002, đất này của chúng tôi là chia theo NĐ số 64 của Chính phủ, gia đình nhà chúng tôi gồm có 10 lao động của ba gia đình tập trung vào năm 2002 thì chúng tôi về nhận cái khu Mả Lê này, khu trước cửa. Thực sự ra là chúng tôi cũng không đồng ý nhưng mà tôi lại là Đảng viên cho nên là buộc phải chấp hành vì đấy là Nghị quyết của Đảng uỷ, UBND, nên là tôi cũng động viên gia đình là đổi cho UBND xã để làm tiểu thủ công nghiệp, là làm cái lò gạch đứng đốt gạch, thế nhưng mà một thời gian dài thì đến bây giờ là lò gạch thì không làm, mà bây giờ kiểm tra để kiểm chứng lại thì tôi cũng đã hỏi nhiều, chỗ này là chỗ ông Hoà và ông Tuấn mạo danh là đại diện cho Nghị Quyết của Đảng uỷ chứ thực ra không có”.

 Khu vực ruộng nhà cụ Bẫm đã canh tác từ hơn 10 năm nay đang bị tranh chấp.

Nói đến đoạn này, phóng viên thiết nghĩ là nếu mạo danh Nghị quyết của Đảng ủy mà vẫn được đồng thuận và áp dụng Nghị quyết từ đó đến nay thì quả là điều vô lý. Tuy nhiên để kiểm chứng thông tin ông Huy nói thì cần phải có thông tin từ ông Tuấn và ông Hòa và đại diện của Đảng ủy xã thời bấy giờ.“ Khi gia đình chúng tôi nói nếu bây giờ lò gạch mà bỏ và dừng lại thì chuyển lại cho bọn tôi đúng nguyên trạng ban đầu. Trong khi đó thì chúng tôi năm 2015, trong cái khu của chúng tôi được đổi theo Cầu Giặng, chúng tôi sang bên đấy là có 8 sào ruộng. Các gia đình đồng ý đổi cho UBND xã là giao cho gia đinh nhà tôi là 8 sào ở Cầu Giặng…đất này thì nó là quỹ đất công của UBND xã , do UBND xã quản lí, thế nhưng mà Hội người cao tuổi thôn Bạch Nao thì lại nói ấy là đất chuyên dụng của nghĩa trang. Đây là đất quy hoạch để mở rộng nghĩa trang, Xã thì bảo đấy là đất công do xã quản lí. Trong năm 2005, chuẩn bị mở rộng nghĩa trang thì lúc đấy là bắt đầu có kiến nghị, gia đình chúng tôi bảo tôi là lên xã không giải quyết, năm 2006 cũng chưa giải quyết được. Đến năm 2017 thì đứng trước cái nhu cầu là bức xúc thì tất cả cái khu nghĩa trang cũ thì là đã hết chỗ chôn, trong khi đó thôn Bạch Nao với dân số tầm hơn 3000 dân, mỗi năm các cụ qua đời khoảng 25 đến 27 cụ. Thế thì các vị mới không cho, trong cuộc họp hội đồng rồi tất cả các việc thì là thôn Bạch Nao làm đơn kiến nghị ra là đòi đất của gia đình nhà tôi (8 sào), mà gia đình nhà tôi thì trước hết tôi là cán bộ Đảng viên, lại phụ trách cái đấy thì Hội người cao tuổi nói thì chúng tôi cũng nhất trí để cho mở rộng nghĩa trang với lí do thì chúng tôi chỉ yêu cầu là: Bây giờ lấy ruộng của chúng tôi ra quỹ đất 1 theo NĐ 64 thì cho chúng tôi lại trở về khu Mả Lê, nghĩa là trở về nguyên trạng ban đầu.

Nơi đất đổi làm TTCN trước đây là lò gạch nay xã cho trồng cột chuyển tiếp sóng và có rất nhiều các nhà xưởng mọc lên.

Thực tế tất cả đất đấy là nó lấy đất để làm gạch và xây dựng. Không quản lí để người ta chuyển mồ mả về xây dựng ở đấy thành khu nghĩa trang tự phát ở đấy. Thế thì trong cái lúc mà đổi cái đất ở đó thì gia đình nhà chúng tôi và 2 gia đình của nhà bà Bẫm nhà ông Mộc (bà Bẫm có chồng là ông Mộc) và ông Quang Văn Hoà nguyên là cán bộ địa chính (Trưởng ban địa chính xã ngày trước) và ông Quang Hoàng Phi. 3 cái gia đình nhà đó cũng đã đổi ruộng cho nhà chúng tôi thêm vào cùng với 8 sào mới đủ 23 sào 4 miếng để cho nhà chúng tôi ra đấy cấy.Khi gia đình nhà chúng tôi đồng ý là để cho chuyển về thì UBND xã đã làm việc với các gia đình kia thì có gia đình nhà ông Phi chấp nhận là sẽ về vị trí ban đầu của nhà ông ấy ở Đồng Sục, còn gia đình nhà cụ Bẫm và gia đình nhà ông Hoà thì không chấp nhận. Và hiện trạng bây giờ ra ngoài đó (ý nói khu đất lò gạch – PV) cũng tự san lấp rồi trồng cây, tự dựng lều, lán, khung nhà tôn ở đấy. Thế nên tôi đề nghị UBND xã là khi đã lấy ruộng của chúng tôi về, yêu cầu về chỗ cũ thì ra đo mốc giới lại theo cái hiện trạng ban đầu. Gia đình chúng tôi yêu cầu chỗ nào có thể hồi phục lại để sản xuất cấy lúa được thì gia đình tôi lấy, chỗ nào không lấy được do xây dựng cho thuê, mồ mả và các thứ không lấy được thì chúng tôi sẽ đề nghị đi chỗ khác, rất là nhiều lần làm việc, trong khi đó thì thôn lại không giải quyết. Mãi đến khoảng ngày 23 hay 24 tháng 5 năm 2017 thì UBND xã cho chúng tôi thông báo, thế nên tôi mới yêu cầu là bây giờ về đo, nhưng hôm đó UBND xã không đo…” – ông Huy nói tiếp.

Tuy nhiên, theo hồ sơ và tìm hiểu của phóng viên thì nếu giả sử UBND xã Thanh Văn có trả lại hiện trạng đất ban đầu thì ông Huy cũng không có đất ở nơi đồng Sục mà cụ Bẫm đang cấy.

Ai khiến người dân thôn Bạch Nao trở nên “mâu thuẫn” với nhau?
Đầu tiên phải nói chủ trương mở rộng nghĩa trang thôn Bạch Nao tại khu vực Cầu Giặng. Theo đó các gia đình anh Nguyễn Hữu Cường, Nguyễn Hữu Giám, Nguyễn Trọng Huy đều thuộc diện bị thu hồi đất phục vụ chủ trương này. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là UBND xã Thanh Văn chỉ công nhận phần diện tích các hộ được đồn điền đổi thửa năm 2002 mà bác bỏ việc chuyển đổi ruộng đất phục vụ quy hoạch TTCN. Mặc dù trong biên bản chuyển đổi ruộng để làm TTCN ngày 14/05/2007 (đã được đề cập ở trên) có hẳn con dấu xác nhận của chính quyền sở tại lúc bấy giờ và cho đến nay chưa có một văn bản nào bác bỏ tính hợp pháp của văn bản này. Vậy mà ông Nguyễn Huy Oánh – Chủ tịch UBND xã Thanh Văn đã thẳng tay bút ký xác nhận việc chuyển đổi này là không có căn cứ (?!). Ông Oánh đã vin vào Kết luận số 03/KL-UBND ngày 30/12/2010 về việc tố cáo một số cán bộ chủ chốt xã Thanh Văn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai tại địa phương có nội dung: “Việc UBND xã cho xây dựng lò gạch kiểu đứng là hành vi sử dụng đất trái thẩm quyền” (?!) và yêu cầu các hộ gia đình có ruộng trong khu vực quy hoạch TTCN năm 2002 trở về lại vị trí ban đầu. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu ông Oánh có đủ thẩm quyền để làm việc này? Có đủ thẩm quyền để kết luận sai phạm của Lãnh đạo tiền nhiệm hay không? Thời điểm năm 2002, ông Oánh còn đương nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm HTX NN Thanh Văn rồi đến tháng 05/2005 thì giữ chức Chủ nhiệm HTX NN Thanh Văn. Vậy không biết thời điểm này ông Oánh “mũ ni che tai” hay thực sự không biết việc quy hoạch vùng TTCN mà để suốt hơn 11 năm qua người dân thôn Bạch Nao đang êm ấm làm nông giờ suốt ngày chỉ “vác đơn đi kiến nghị” mà không được giải quyết? Về trình độ quản lý của bộ máy công quyền xã Thanh Văn thời điểm hiện tại, còn phải kể đến ông Phạm Duy Ưng – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Văn là người chưa có bằng cấp đủ tiêu chuẩn ngồi ghế lãnh đạo nhưng vẫn đang yên ấm tại vị mà tòa soạn báo xin được đề cập rõ ràng ở một bài viết khác.

Từ thông báo trong biên bản họp để làm căn cứ khôi phục vị trí cấy hái ban đầu cho những hộ dân cách đây 11 năm có ruộng thuộc vùng quy hoạch TTCN được di đổi sang vị trí khác đến việc lấy ruộng của người dân để mở rộng khu vực nghĩa trang nhưng không bố trí nơi sản xuất nông nghiệp cho người dân. Khiến người dân phải đi tranh cướp ruộng của nhau. Xem ra chính quyền sở tại còn kém năng lực quản lý hơn chính quyền tiền nhiệm?

Về việc này, phóng viên sẽ tiếp tục phối hợp với cấp có thẩm quyền để làm rõ và phản ánh trong kỳ tiếp theo.

Bạn đang đọc bài viết Xã Thanh Văn (Hà Nội): Cần lắm một cách giải quyết có tâm, có tầm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.