Thứ sáu, 19/04/2024 10:41 (GMT+7)

Thường Tín: Người dân 'tố' nhiều sai phạm trong công tác bồi thường

P.V -  Thứ năm, 25/04/2019 16:35 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Nhiều người dân tại các xã Tô Hiệu, Văn Bình có đơn khiếu nại về công tác bồi thường của dự án BOT giai đoạn 2 cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Người dân bị cắt xén tiền đền bù?

Bà Dương Thị Nền, trú tại thôn Đông Duyên, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội đã nhiều năm có đơn tố cáo sự không minh bạch trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại dự án này. Theo đó, gia đình bà được UBND huyện Thường Tín xác nhận tại Bảng Tổng hợp áp giá bồi thường kèm theo Quyết định số 823/QĐ-UBND ngày 03/4/2017 có diện tích: 322,1 m2 đất hoa mầu. Cuối năm 2017, Ban Giải phóng mặt bằng và gia đình có tiến hành kiểm đếm, lập biên bản đúng với diện tích nêu trên. Nhưng khi chi trả bồi thường thì gia đình chỉ được chi trả 153m2, còn lại được giải thích là diện tích đất lấn chiếm dụng của UBND xã. 

Sau khi phát hiện sự sai sót này, gia đình làm đơn lên UBND xã và huyện nhưng không được trả lời. Gia đình phản ứng lại bằng cách không bàn giao đất cho đơn vị thi công, cắm biển thông báo với nội dung: Đất bà Dương Thị Nền diện tích 322.1 m2. Bất ngờ, sau đó là bên thi công lén đổ đất, san bằng cả khu vực thuộc gia đình. Sau 4 lần làm đơn vẫn mất đất, do hoàn cảnh (bà Nền bị ung thư) nên gia đình đành phải nhận 137 triệu tiền bồi thường.

Người dân cung cấp nhiều hồ sơ, "tố" sai phạm của chính quyền địa phương.

Ngoài trường hợp của bà Nền, ông Ngô Xuân Hiểu (SN 1955), cùng là người dân thôn Đông Duyên lại phát hiện một “chuyện lạ” khác trong bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn xã. Theo ông, trong danh sách bồi thường có những người nhận bồi thường trên cả khu vực mương và bãi rác. Khu đất này có tên là khu Ao bà Xuất, là người sinh ra và lớn lên tại đây, ông Hiểu và nhiều người dân thôn Đông Duyên khẳng định khu bãi rác và mương nước (khu bà Xuất) không có ai có đất ruộng. Thế nhưng, lại có tới 32 hộ dân được nhận đền bù hàng trăm mét vuông tại đây theo đơn giá 800.000 đồng/m2.  

Ông Lê Văn Định trú tại thôn Đông Duyên, ông có nhận tiền bồi thường tại Dự án cao tốc số tiền 79.130.000 đồng với số diện tích bị thu hồi là 96.3 m2. Ông Định cho biết lúc ký nhận tiền thấy có ghi số tiền 5,6 triệu đồng là tiền đền bù cho 7 m2 đất bị thu hồi tại khu đất bà Xuất nhưng bản thân ông cũng không hiểu sao và không hỏi (?). Ngoài ba trường hợp trên, những người dân thôn Đông Duyên, xã Tô Hiệu còn cung cấp nhiều tài liệu, đơn tố cáo khác cũng liên quan tới dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ này.

Liên quan đến những phản ánh nêu trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đã liên hệ với ông Kiều Xuân Huy - Chủ tịch UBND huyện Thường Tín và được ông Huy cho biết những vấn của người dân đã được thực hiện từ lâu. Đồng thời, vị Chủ tịch UBND huyện Thường Tín cho biết, người dân có thể tới các đơn vị như Ban bồi thường hoặc Trung tâm phát triển quỹ đất huyện để có thể nhận được giải đáp một cách rõ nhất về những khúc mắc mà người dân đưa ra.

Chuyện lùm xùm của nhà đầu tư

Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ được khởi công năm 2014, có tổng mức đầu tư 6.731,78 tỷ đồng, 100% là vốn tư nhân. Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Phương Thành và Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát thành lập doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (MPC). Mặc dù là đơn vị có uy tín, kinh nghiệm cũng như tiềm lực tài chính lớn, song tỷ lệ sở hữu của Cienco1 trong MPC chỉ dừng lại ở 18%; Công ty Phương Thành góp 17% và Công ty Minh Phát nắm tới 65% vốn.

Minh Phát là cái tên còn khá mới mẻ trong ngành giao thông. Doanh nghiệp được thành lập năm 2008 này có trụ sở tại phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh. Cổ đông sáng lập là một nhóm các cá nhân họ Đỗ gồm các ông Đỗ Ngọc Minh, Đỗ Minh Đức và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú (cùng địa chỉ thường trú với ông Đức). Đáng chú ý, nhóm các thể nhân này cũng sở hữu một doanh nghiệp có quy mô vốn khá lớn khác - là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành (vốn điều lệ 1.556 tỷ đồng tính tới giữa năm 2015)

Một phần dự án Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Có thể thấy Minh Phát là doanh nghiệp mới thành lập, kinh nghiệm làm cao tốc bằng 0 và khó có thể thắng trong bất kỳ cuộc đấu thầu nào. Thế nhưng, họ vẫn được chọn là nhà đầu tư cho dự án “khủng” này của Bộ Giao thông Vận tải khiến nhiều người ngỡ ngàng. Câu chuyện lùm xùm bắt đầu khi giữa năm 2016, Cienco1 tung Thông cáo báo chí tố Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ (MPC) gian lận và cản trở minh bạch hóa hoạt động thu phí. Lãnh đạo Công ty Minh Phát nhanh chóng phản bác lại cáo buộc trên. Không những không đòi được quyền lợi, mà Cienco1 sau đó còn buộc phải rút khỏi dự án béo bở này (quyết định rút hết vốn hồi đầu năm).

Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử sẽ tiếp tục thông tin.

Liên quan đến đơn thư tố cáo của người dân huyện Thường Tín đối với dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ giai đoạn 2 và cá nhân ông Kiều Xuân Huy, Chủ tịch UBND huyện Thường Tín, mới đây, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã tiếp đơn trực tiếp đến UBND TP. Hà Nội để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật đồng thời đề nghị UBND TP. Hà Nội có báo cáo về Cục
Bạn đang đọc bài viết Thường Tín: Người dân 'tố' nhiều sai phạm trong công tác bồi thường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Ếch
Con ếch ngồi ở đáy giếng///Vì sao nó kêu rất to,///và huyênh hoang quá đỗi?///Giương đôi mắt lồi, nó đang chứng tỏ điều chi?