Thứ sáu, 26/04/2024 12:44 (GMT+7)

Những ai thuộc diện được ra đường, mức xử phạt thế nào?

MTĐT -  Thứ bảy, 04/04/2020 21:49 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Từ ngày 4/4, TP sẽ tăng cường kiểm tra và sẽ phạt người ra đường mà không có việc cần thiết trong những ngày thực hiện cách ly. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều băn khoăn.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ngày 3/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 Hà Nội cho biết, từ ngày 4/4, TP sẽ tăng cường kiểm tra và sẽ phạt người ra đường mà không có việc cần thiết trong những ngày thực hiện cách ly.

Ngay sau khi thông tin trên được công bố đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của người dân. Trong tình hình dịch bệnh đang có diễn biến phức tạp và đã có những ca bệnh lây lan trong cộng đồng thì việc tăng cường các biện pháp xử phạt nhằm hạn chế người dân ra đường đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít người cũng bày tỏ thắc mắc trước quyết định xử phạt người dân nếu không đúng diện được phép ra ngoài.

Tuy nhiên, trao đổi với Zing, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn chứng: “Cũng trong chỉ thị, Thủ tướng yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang nơi công cộng. Nhiều trường hợp không chấp hành đã bị xử phạt 200.000 đồng, vậy thì những vi phạm tương tự mà chỉ thị đề cập cũng có căn cứ để xử phạt”.

Căn cứ được ông Chung nhắc đến đến là việc Thủ tướng đã quyết định công bố dịch Covid-19 trên toàn quốc, khẳng định đây là dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ đại dịch toàn cầu.

Ngoài các chỉ thị về giải pháp phòng chống dịch của Thủ tướng, Chủ tịch Hà Nội cho biết còn nhiều văn bản pháp luật khác quy định xử lý việc không thực hiện nghiêm các giải pháp trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định “cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tham gia phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định”.

Điều 8 luật này nêu rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc không triển khai hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm; không chấp hành các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Từ ngày 4/4, TP sẽ tăng cường kiểm tra và sẽ phạt người ra đường mà không có việc cần thiết trong những ngày thực hiện cách ly.

Trao đổi với báo Hà Nội mới, luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, việc Hà Nội xử phạt người ra đường khi không có việc cần thiết nhằm phòng, chống dịch Covid-19 lây lan có đầy đủ căn cứ. Đây cũng là biện pháp cần thiết phải thực hiện lúc này để bảo đảm các quy định pháp luật về xử lý hành vi vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 được thực thi nghiêm minh.

Luật sư Diệp Năng Bình dẫn ra nhiều văn bản có giá trị pháp lý, tương đương quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý cho việc xử phạt, gồm: Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 16/CT-TTg về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp đó, Văn phòng Chính phủ đã ra văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có Công văn số 45/TANDTC-PC ngày 30-3-2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19…

Về mức xử phạt, điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng cho đến 300.000 đồng đối với hành vi “Không thực hiện biện pháp để bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch hoặc là người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của các cơ quan y tế”.

Liên quan tới băn khoăn làm thế nào để chứng minh ra đường vì mục đích thiết yếu? Chia sẻ với Vnexpress, luật sư Phạm Thanh Bình cho rằng, công văn 2601 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg cho hay: Người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ trường hợp cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác; hay các trường hợp khẩn cấp như đi cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; làm việc tại các cơ quan, đơn vị Nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao...

Căn cứ hướng dẫn này, Hà Nội có thể yêu cầu người dân chứng minh mình ra đường có phải vì mục đích thiết yếu hay không. Song cái khó là làm sao chứng minh? Nếu ai ra đường khi bị hỏi cũng đều trả lời "mua lương thực, thực phẩm" thì giải quyết thế nào?

Theo luật sư Bình, chính quyền nên tập trung giải tán nơi tụ tập đông người; xử phạt những người không tuân thủ khoảng cách 2 m, không đeo khẩu trang, tụ tập ăn nhậu ngoài đường, hàng quán, đua xe, cờ bạc....

Nhà chức trách không nên chặn, hỏi những người đi đường để buộc họ phải chứng minh "ra ngoài vì mục đích thiết yếu" và xử phạt nếu không chứng minh được.

Luật sư Phạm Thanh Bình cũng lưu ý, khi Thủ tướng đã ban hành lệnh cách ly xã hội và nêu rõ các trường hợp cần thiết được ra đường, vì chính sức khỏe của bản thân và cộng đồng, người dân cần đề cao ý thức, nghiêm chỉnh chấp hành.

Chính phủ vẫn cho phép duy trì sản xuất và hoạt động của nhiều lĩnh vực nên chỉ cần người dân khai báo mình có lý do chính đáng cần phải ra đường vẫn sẽ được tiếp tục di chuyển, hoạt động bình thường.

Nếu bị lực lượng chức năng yêu cầu, người dân có thể khai báo đúng lý do ra đường, chẳng hạn đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh... Nếu đi làm việc ở các cơ quan, đơn vị được phép hoạt động, bạn xuất trình giấy tờ tùy thân để chứng minh.

P.V(tổng hợp)

Bạn đang đọc bài viết Những ai thuộc diện được ra đường, mức xử phạt thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Say
Khi say anh chợt nhớ em///Như bỏ viết lâu năm thèm hương báo mới////Khi cánh én nhớ Xuân về làm tổ///Chấp chới ánh đèn thèm nắng phút bình minh.
“Thời” của căn hộ khách sạn nội đô
Những chính sách “cởi trói” cùng sự dịch chuyển của thị trường đang tạo đà cho phân khúc căn hộ khách sạn nội đô có nhiều dấu hiệu khởi sắc, trở thành “điểm dừng chân lý tưởng” cho các nhà đầu tư.
Thỏa thuận cho vòng đời của nhựa
Vòng thứ tư của Ủy ban đàm phán liên chính phủ (INC-4) nhằm xây dựng một công cụ ràng buộc pháp lý quốc tế đầu tiên về ô nhiễm nhựa, bao gồm cả ô nhiễm trong môi trường biển, đang bước vào những cuộc họp chi tiết tại Ottawa, Canada.