Thứ năm, 28/03/2024 17:18 (GMT+7)

Hải Dương: “Lỗi nhiệm kỳ” và bi hài lãnh đạo xã ký, đóng dấu “trộm”?

Giang San -  Thứ hai, 12/11/2018 13:22 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại buổi làm việc với ông Nguyễn Văn Tin, Chủ tịch UBND xã Lạc Long, PV mới biết việc một Phó chủ tịch xã ký và đóng dấu ‘trộm’ vào bản hợp đồng của dân.

Hợp đồng ‘vô hiệu’ nhưng được đền bù 2 lần?

Đó là câu chuyện “vô tiền khoáng hậu” xảy ra ở xã Lạc Long (huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Trước đó, năm 1998, ông Lê Văn Vĩnh (thôn Xuân Cầu, xã Lạc Long) được Xí nghiệp cá Kênh Than cho ký hợp đồng sử dụng diện tích Thùng Đấu, Sông Cộc (cạnh giáp bờ Dọc cống Ghì, giáp song tiêu trạm bơm, giáp địa giới xã Hiệp Hòa. Diện tích là 8.300 m2, thời giạn 20 năm, đến năm 2018 hết hạn. Thế rồi sau đó, ông bị UBND xã Lạc Long và sau đó là UBND huyện Kinh Môn thu hồi.

Trong buổi làm việc với PV, ông Nguyễn Văn Tin, Chủ tịch UBND xã Lạc Long khẳng định hợp đồng giữa ông Vĩnh và Xí nghiệp cá Kênh Than “vô hiệu”. Bởi xí nghiệp cá không được quyền cho người dân thuê lại.

Ông Vĩnh đau xót chỉ về đoạn đê ở bãi rộng hơn 8.300 m2 tốn bao công sức để đào, đắp bị thu hồi.

Tuy nhiên trước đó, vào đầu năm 2003, để bảo vệ chân đê khỏi sụt lún, ban quản lý dự án PCBL tỉnh Hải Dương và huyện Kinh Môn đã thông báo và làm việc với ông Vĩnh. Tại buổi làm việc, họ thống nhất kiểm đến diện tích ao để đền bù thiệt hại trong thời gian 2 năm bơm bùn đầy ao đối với gia đình ông Vĩnh là 52,8 triệu đồng. Gia đình ông Vĩnh đã nhận 2 lần đền bù tổng cộng là 30 triệu đồng, còn 22,8 triệu đồng chưa được nhận.

Tiếp đó, khi thực hiện dự án trạm bơm Kênh Than, gia đình ông Vĩnh tiếp tục được đền bù căn nhà mái bằng và một số cây trên đất khoảng 9 triệu đồng.

Khi PV đặt câu hỏi tại sao nói hợp đồng “vô hiệu” mà các cơ quan chức năng phải đền bù ông Vĩnh đến 2 lần, Chủ tịch UBND xã Lạc Long trả lời: “Việc UBND xã đền bù 30 triệu đồng là sai đối tượng. 22,8 triệu còn lại, chúng tôi không chi trả nữa. Lãnh đạo xã lúc đó là chi sai và huyện đang yêu cầu thu hồi nhưng chúng tôi chưa thu hồi được”.  Về khoản 9 triệu đồng tiền bồi thường lần 2, ông Tin cho biết đây là tiền bồi thường cho căn nhà trên đất và một vài cây vải của gia đình ông Vĩnh.

Nhiều người cho rằng nếu hợp đồng giữa ông Vĩnh và Xí nghiệp cá Kênh Than là vô hiệu chứng tỏ ông Vĩnh đang xây nhà, trồng cây trái phép trên đất công. Nhưng không hiểu tại sao, các cơ quan chức năng lại tốn gần 40 triệu đồng để đền bù cho những công trình “vi phạm” như thế. Hay đây chỉ là cách để UBND xã hợp thức hóa để thu hồi không mất tiền đền bù bãi đất mà vợ chồng ông Vĩnh tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt để san gạt, đắp đê được?

Ngoài ra, trong buổi tiếp xúc với PV, ông Lê Văn Vĩnh cho biết ông nhận được 2 quyết định, thông báo thu hồi diện tích đất hơn 8.300 m2. Văn bản đầu tiên là thông báo của UBND xã Lạc Long vào ngày 4/10/2010 do ông Nguyễn Văn Quang, khi đó là Chủ tịch UBND xã, hiện đang là Bí thư UBND xã Lạc Long ký. Đến ngày 8/11/2010, ông Vĩnh tiếp tục nhận được quyết định thu hồi của UBND huyện Kinh Môn. “Tại sao Thông báo thu hồi của UBND xã lại xuất hiện trước quyết định thu hồi của  UBND huyện hơn 1 tháng trời. Đáng lẽ huyện có quyết định thu hồi , xã mới ra thông báo chứ. Tôi rất nghi ngờ về việc này”, ông Vĩnh đặt câu hỏi.

Ông Vĩnh nghi ngờ vì Quyết định thu hồi của UBND huyện lại ra sau Thông báo thu hồi của UBND xã Lạc Long.

Trả lời câu hỏi này, ông Nguyễn Văn Tin chỉ nói chung chung: “Cái ấy thì tôi phải kiểm tra hồ sơ. Thực ra cái đó thuộc lãnh đạo trước, tôi mới sang UBND. Tôi là người kế cận”.

Dư luận đặt câu hỏi, đối với những câu hỏi “nhạy cảm”, ông Tin đổ lỗi cho nhiệm kỳ trước?

Lãnh đạo xã ký, đóng dấu “trộm”…

Khi PV làm việc với ông Tin về sự việc của gia đình ông Nguyễn Văn Toan (SN 1949, thôn Ngô Đồng, xã Lạc Long) bị UBND xã thanh lý hợp đồng diện tích mặt nước gần 34.000 m2 đoạn sông Kênh Than mới “vỡ” ra nhiều câu chuyện bi hài.

Theo đó, năm 1996, ông Toan thuê lại gần 34.000 m2 diện tích mặt nước của Xí nghiệp cá Kênh Than và 21/3/2013 được UBND xã Lạc Long đồng ý cho ký tiếp đến 31/12/2017 để vớt bèo, bắt thu cá thiên nhiên. Tuy nhiên, đến năm 2014, ông Phạm Quyết Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Lạc Long đã đơn phương thanh lý hợp đồng. Lý do UBND xã Lạc Long đưa ra để thanh lý hợp đồng là ông Toan vi phạm hợp đồng khi tiếp tục cho người khác thuê lại.

Hợp đồng do ông Phạm Quyết Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Lạc Long xác nhận.

Nhưng kỳ lạ thay, ngày 4/4/2013, khi ông Toan ký hợp đồng với ông Phạm Văn Quảng cho thuê lại mặt bằng nuôi trồng thủy sản lại có chữ ký, đóng dấu xác nhận của ông Phạm Quyết Thắng, Phó chủ tịch UBND xã, người mà sau này đã ký quyết định thanh lý hợp đồng.

Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Tin, Chủ tịch UBND xã Lạc Long khẳng định, căn cứ vào hợp đồng, ông Toan không được chuyển nhượng lại cho ông Quảng. Nhưng khi ông Toan lại chuyển nhượng và có xác nhận của UBND xã.  Sau này, căn cứ vào việc thanh tra, người ký xác nhận là ông Phạm Quyết Thắng, Phó chủ tịch UBND xã đã ký sai. Ông Thắng bị kỷ luật khiển trách, còn ông Nguyễn Văn Quang (hiện đang là Bí thư UBND xã Lạc Long), khi đó là Chủ tịch bị nhắc nhở.

“Khi ông Thắng ký thì ông Quang không biết”, ông Tin nói.

Nhưng chúng tôi đề nghị ông Tin cung cấp biên bản kỷ luật ông Thắng và nhắc nhở ông Quang thì ông Tin không cung cấp được.

Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: “Lỗi nhiệm kỳ” và bi hài lãnh đạo xã ký, đóng dấu “trộm”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ông Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công Thương
Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng Biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.