Thứ bảy, 20/04/2024 20:28 (GMT+7)

Đông Anh: Bến bãi không phép “bức tử” môi trường

Trúc Mai -  Thứ năm, 06/06/2019 08:57 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

Tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh đang tồn tại bến bãi tập kết trung chuyển vật liệu hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường…khiến người dân rất bức xúc.

Thời gian gần đây, Môi trường và đô thị điện tử Việt Nam nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc về tình trạng lộn xộn trong việc kinh doanh bến, bãi chứa vật liệu xây dựng (VLXD), ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành lang thoát lũ và an toàn các tuyến đê ở xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

Dư luận rất bức xúc vì tình trạng này xảy ra đã lâu, nhiều doanh nghiệp kinh doanh bến, bãi vi phạm trong thời gian dài, nhưng các cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Qua khảo sát thực tế tại tuyến đê sông Hồng, chúng tôi thấy, tình trạng kinh doanh bến, bãi vi phạm hành lang các tuyến đê diễn ra khá phổ biến, nghiêm trọng nhất là tại tuyến đê chạy qua địa bàn xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh.

Bến bãi hoạt động không phép tại xã Vĩnh Ngọc, Đông Anh.

Theo quan sát của phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam, những bãi cát của các hộ kinh doanh tại đây được tập kết thành những đống vật liệu lớn, chất thành đống to như quả núi. Ngoài ra các bãi tập kết trung chuyển vật liệu đang lấn chiếm hành lang đê, tập kết sát mép sông, không có biện pháp xử lý môi trường.

Lưu lượng xe chạy với mật độ đồng nên mặt đường đê sông Hồng nhiều đoạn thuộc phường xã Vĩnh Ngọc bị xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều “ổ gà”, “ổ voi”. Ngày nắng thì bụi mù mịt, ngày mưa thì nhão nhoẹt bùn đất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân nơi đây.

Những quả núi cát khổng lồ xếp hàng nối đuôi nhau...

Tại đây việc mua bán cát, diễn ra khá rầm rộ, từng xe tải nối đuôi nhau vào “ăn” hàng. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chủ của bãi tập kết, kinh doanh này là của Công ty cổ phần Xây lắp vật liệu xây dựng sông Hồng và Công ty TNHH Đầu tư Vĩnh Ngọc. Được biết 02 công ty này cũng đã bị xử phạt vì vi phạm Điều 12, Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 và Điều 8, Nghị định 102/2014/NĐ-CP ngày 10-11-2014 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và đất đai.

Những binh đoàn cát nối đuôi nhau, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Quá bức xúc vì ô nhiễm, một người dân thôn Phương Trạch cho biết: “Cứ khi nào có xe chở cát, đá bụi bẩn lắm. Trời mưa đường sá lầy lội, nắng bụi mù, vì các xe ra vào chở cát, đá… khi đi ra đất bám vào lốp xe kéo ra đường khiến người dân đi lại hết sức khó khăn. Các bãi tập kết trung chuyển vật liệu trái phép này tồn tại rất nhiều năm nay, xe chở vật liệu không phủ bạt che chắn làm rơi vãi ra môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe của người dân. Mặc dù chúng tôi đã kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm”.

Vì sao hoạt động bến bãi trái phép nêu trên lại có thể ngang nhiên diễn ra trong một thời gian dài? Và tại sao hoạt động việc hàng ngày có chục xe tải ra vào vận chuyển cát công khai như vậy mà lại không được các cơ quan chức năng lập biên bản, xử lý theo quy định?

Liên quan đến vấn đề trên, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Trần Thế Huy – Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc. Ông cho biết: “Trên địa bàn xã hiện có 2 bến bãi hoạt động mà không có phép là công ty Sông Hồng và công ty Vĩnh Ngọc. Vừa qua xã đã thanh lý hợp đồng thuê đất đối với 2 đơn vị này. UBND xã cũng ra thông báo về việc nghiêm cấm các cá nhân, tổ chức có hành vi tập kết bến bãi trên địa bàn xã. Tuy nhiên vì lực lượng còn mỏng, thiếu cán bộ nên cũng không giám sát được hết việc”.

Tuy nhiên, khi PV yêu cầu được tiếp cận một số hồ sơ liên quan đến vấn đề trên thì ông từ chối cung cấp, với lý do chưa chuẩn bị được hồ sơ giấy tờ.

Mới đây, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, đối với các bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng không đảm bảo các điều kiện, UBND các quận, huyện, thị xã chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý vi phạm; tổ chức giải tỏa dứt điểm, báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện trước 30/6/2019.

Để khắc phục tình trạng trên, ông Hùng yêu cầu các sở ngành, quận, huyện, thị xã tăng cường quản lý các mỏ khoáng sản trên địa bàn, đặc biệt các mỏ cát. "Các địa phương phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu, nếu để xảy ra vi phạm thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước tiên" - Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

Trước thực trạng nêu trên, đề nghị UBND TP.Hà Nội, UBND huyện Đông Anh và các cơ quan chức năng liên quan sớm vào cuộc kiểm tra, xác minh, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm đối với hành vi ngang nhiên hoạt động bến bãi không phép.

Bạn đang đọc bài viết Đông Anh: Bến bãi không phép “bức tử” môi trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Kon Tum quyết định huỷ gói thầu hơn 77 tỷ đồng
UBND tỉnh Kon Tum vừa đưa ra quyết định hủy thầu đối với Gói thầu số 03 trong Dự án Xác định ranh giới sử dụng đất, đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất...
Bài thơ: Đời...
Ừ khó đấy! Đừng buông xuôi phó mặc///Bởi trên đời ai chẳng gặp khó khăn///Như đóa hoa mọc giữa vách đá ngăn///Mà vươn mình thành bông hoa đẹp nhất