Thứ năm, 25/04/2024 05:19 (GMT+7)

Bình Dương: Chiêu trò ma mãnh, một “kỹ nghệ” “mua đất”! (Kỳ II)

Lâm Nguyên - Tuấn Phước -  Thứ tư, 08/07/2020 09:16 (GMT+7)

Theo dõi MTĐT trên

“Tờ cam kết” (TCK) chỉ nhỏ bằng bàn tay nhưng lại che mắt người già, khuynh đảo cả quan tòa?

Màn diễn của yêu cầu phản tố!

Sau khi bác đơn yêu cầu phản tố của ông Lộc yêu cầu tòa buộc nguyên đơn trả 66m2 đất còn bị thiếu khi nhận chuyển nhướng, tòa “khéo léo” củng cố thêm tính “bền vững” pháp lý sở hữu chủ đất sang nhượng bằng cách nêu nguyên đơn đã “tự khai” chuyển nhượng đất có đo đạc thực tế, được giao ranh, bị đơn “rào lại”, sử dụng ổn định từ năm 2005 đến nay, không có tranh chấp hay khiếu nại đối với việc chuyển nhượng trên.

Tuy nhiên lý giải này liệu tòa đảm bảo rằng ranh giới ông Lộc tạo dựng không lấn sang thửa 592? Điều quan trọng nữa là việc xác lập HĐ chuyển nhượng QSDĐ, GCN QSDĐ của ông Lộc liệu không vi phạm đạo đức xã hôi cũng như qui định của pháp luật?

Qua giải quyết vụ án, tòa cấp sơ thẩm đã bảo vệ lợi ích về QSDĐ của ông Lộc trên cơ sở thông qua sang nhượng đất. Do vậy việc bạch hóa “Tờ cam kết” ngày 9/3/2005 (TCK) giữa ông Lộc và ông Xện liên quan đến phần đất tranh chấp là điều cần thiết! Qua nguồn gốc sử dụng đất của ông Lộc lộ rõ sai trái khi nhận chuyển nhượng, xác lập HĐ chuyển nhượng, được cấp giấy chủ quyền, đồng thời thấy được khả năng thao túng mọi mặt trong quan hệ xã hội của ông!  dòng chữ, thể hiện nội dung: Bên chuyển nhượng, ông Đỗ Văn Xện ứng trước 300.000.000 đồng, sau 6 tháng giao đất cho bên mua và dời nhà ở. Bên nhận sang nhượng, ông Lộc giao hết số tiền còn lại khi ông Xện giao GCN QSDĐ. “Giá tiền 220.000đ/m2 (hai trăm hai chục ngàn trên một mét vuông, tính cụ thể theo diện tích Phòng Phát triển nông thôn và địa chính huyện Tân Uyên (PTNT&ĐC) tính)”.

Tuy mở đầu TCK trịnh trọng ghi: “Kính gởi UBND xã Tân Vĩnh Hiệp” nhưng Chủ tịch UBND xã chỉ xác thực chữ ký, “thường trú nhân” của bên chuyển nhượng. Nhìn vào nhầm tưởng đây là một văn bản giao dịch dân sự hợp pháp nhưng thực chất đây là một giao dịch giả tạo. Phần giấy trống TCK ghi ngày tháng, cộng trừ các khoản tiền. Điều đáng lưu ý là dòng chữ được chen vào giữa các phép tính “ngày 10/3/2005, tổng diện tích đất 2.779m2”!

Theo quy định của pháp luật, người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. Quyền tự do HĐ gắn liền với quyền tự định đoạt của các bên, một HĐ chỉ có hiệu lực nếu nó là kết quả của sự thể hiện ý chí đích thực của các bên. Khi giao kết HĐ, không chịu áp lực từ người khác tức là bên thứ ba.

Tính vào thời điểm ký vào TCK, ông Đỗ Văn Xện (chồng), bà Nguyễn Thị Cước (vợ) đều ngoài 80 tuổi, chữ ký trong TCK cho thấy cả hai người chỉ biết viết, biết đọc. Hai ông bà hiểu gì về TCK? Vì sao họ chuyển nhượng đất mà không biết vị trí đất này đang ở đâu? Diện tích đất phải giao là bao nhiêu? Chính những câu hỏi này đã trả lời cho ý chí đích thực của cả hai ông bà bị triệt tiêu! Chưa hết sự can thiệp của Phòng NNPTNT, ĐC, người quyết định diện tích chuyển nhượng, liệu ông Xển, bà Cước thực sự thực hiện quyền tự do, quyền định đoạt của mình khi tham gia ký vào TCK hay đang bị một áp lực nào đó?

Năng lực pháp luật của quan tòa hay bao che?

Một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật HĐ là tôn trọng tối đa quyền tự do ý chí của các bên và hạn chế tối đa sự can thiệp của bên thứ ba.TCK được xem như một HĐ chuyển nhượng tài sản, tại thời điểm HĐ, tài sản bị che giấu nên không tồn tại, không thể đem giao dịch. Tính hợp pháp của đối tượng nghĩa vụ được hiểu là tài sản được phép lưu thông. TCK ghi chuyển nhượng với giá 220.000đ/m2 không xác định rõ tổng số tiền, tổng diện tích bao nhiêu cho thấy phía ông Lộc đang theo đuổi mục đích trái pháp luật, lừa dối ông Xện, bà Cước. Trong tình thế bức bách do nợ nần hoặc lý do nào đó, buộc ông Xện, bà Cước xuôi tay điểm chỉ, ký tên! Qua TCK và hậu quả phát sinh gây thiệt hại vật chất,  việc lập TCK không chỉ bị xử lý hành chính mà còn có dấu hiệu hình sự như thông đồng với Phòng NNPTNT&ĐC sử dụng chiêu thức ma mánh, quỷ quyệt, gian dối thủ lợi!

Theo bà Đỗ Thị Chính, một trong người con của ông Xện, bà Cước bị ảnh hưởng trực tiếp từ TCK đã khẳng định: “TCK này do ông Lộc chủ động xác lập bởi áp lực cha mẹ nợ tiền của ông Lộc”. Nhận định này trùng hợp với việc là sau khi nắm trong tay TCK ông Lộc ghi thêm dòng chữ nữa nhằm thu tóm thêm nguyên 01 thửa đất số 24: “ và miếng đất không có GCN QSD thửa 24 tờ BĐ 19”, “và xây dựng móng bằng và rào lại”!

Tờ cam kết thay cho HĐ chuyển nhượng QSDĐ như một “ mệnh lệnh”

Theo quy định tại khoản 16, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì GCN QSDĐ là chứng thư pháp lý, nhà nước xác nhận QSDĐ. Ngoài ra, theo Văn bản Giải đáp số 02 ngày 19/9/2016 của Tòa án nhân dân tối cao liên quan đến một số vấn đề về tố tụng hành chính và tố tụng dân sự, GCN QSDĐ còn là một QĐ hành chính, do đó tòa được hủy GCN QSDĐ Khoản 1 Điều 34 BLTTDS quy định tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà tòa án có nhiệm vụ giải quyết.

Tại Khoản 2, Điều 34, BLTTDS quy định, quyết định cá biệt này là quyết định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể và được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc dân sự có liên quan đến quyết định này thì phải được tòa án xem xét trong cùng một vụ việc dân sự đó.

Từ những quy định trên, việc lập HĐ chuyển nhượng, cấp GCNQSDĐ cho ông Lộc có nguồn gốc là TCK, TCK là một giao dịch trái đạo đức, trái pháp luật. Vì sao TAND thị xã Tân Uyên không áp dụng theo quy định này tuyên hủy HĐ chuyển nhượng, GCNQSĐ là những HĐ, QĐ che dấu TCK phi pháp? Vì sao sai phạm liên quan đến giao dịch chuyển nhượng càn hủy HĐ chuyển nhượng QSDĐ và GCN QSDĐ của ông Lộc mà cứ chằm hăm vào những chứng cứ tòa bác đơn của bà Chính?

Cũng cần đề cập đến nhiệm vụ, chức năng kiểm sát hoạt động tố tụng ngay tại phiên tòa sơ thẩm của Kiểm sát viên, KSND thị xã, bà Lê Thị Ngọc Trinh trong phiên tòa chỉ “thều thào” vài câu “vô thưởng vô phạt” chiếu lệ: “Đối với yêu cầu khởi tố của nguyên đơn là phù hợp, đối với yêu cầu phản tố của bị đơn là chưa phù hợp”! Vậy phù hợp thì được cái gì, không phù hợp thì mất cái gì?

Với đôi mắt kèm nhèm của ông bà lão “gần đất xa trời” làm sao kiểm soát nổi những gì đang múa may trong mảnh giấy cỏn con “Tờ cam kết”, thử hỏi làm sao để nhận ra những điều gì xảy ra khi ông Nguyễn Văn Lộc cùng địa chính đang tung hoành, ngang dọc vung thước, cắm vè “mốc” trên mảnh đất thấm đẫm mồ hôi, nước mắt của mình, suốt một đời đổ xuống!

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!                                                                                

Bạn đang đọc bài viết Bình Dương: Chiêu trò ma mãnh, một “kỹ nghệ” “mua đất”! (Kỳ II). Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0912 345 014 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đồng Nai: Nhà hàng Purli xây dựng trái phép giữa rừng cao su
Theo phản ánh của nhiều người dân, Nhà hàng – hầm rượu Purli (ấp Trần Cao Vân, xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất) xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm và đi vào hoạt động từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại không hay biết.

Tin mới

Bài thơ: Chuyện thế nhân
Bạn thân hỡi giữa thế giới bao la///Mình cứ sống cuộc đời mình là đủ///Màng làm chi lời khen - chê đủ thứ///Cứ an yên và hết mực chân thành